Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Những bài hay trên tạp chí Dân tộc học năm 2010: Mấy nhận xét - Bùi Xuân Đính

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Văn hóa – Lịch sử có thêm tài liệu tham khảo, nội dung bài viết "Những bài hay trên tạp chí Dân tộc học năm 2010: Mấy nhận xét" dưới đây. Nội dung bài viết cung cấp cho các bạn 5 bài viết hay được đăng trên tạp chí Dân tộc học năm 2010 như: Người Lô Lô trong môi trường kinh tế xã hội vùng biên giới Việt Trung, kinh tế dụy tình và những người nông dân duy lý,. | 76 Bùi Xuân Đính NHỮNG BÀI HAY TRÊN TẠP CHÍ DÂN Tộc HỌC NĂM 2010 -MẤY NHẬN XÉT Đã thành thông lệ cứ vào đầu năm mới các thành viên của Ban Biên tập Tạp chí Dân tộc học lại cùng nhau chọn lọc trong 6 số Tạp chí đã xuất bản năm qua những bài hay. Điều đáng mừng là trong lần bình chọn của năm 2010 có sự thống nhất cao giữa các thành viên Ban Biên tập. Trong số 48 bài nghiên cứu trao đổi ý kiến và tư liệu dân tộc học đã đăng trong 6 số Tạp chí của năm có 15 bài được các thành viên nêu lên xem xét và cuối cùng qua đề cử bằng phiếu đã chọn được 5 bài với số phiếu cao nhất xem Thông báo kết quả tuyển chọn bài hay trên Tạp chỉ Dân tộc học năm 2010 trong số này . Có thể nhận thấy 5 bài được tuyển chọn đã phản ánh các nội dung đa diện. Có bài đề cập đến một vấn đề chung trên phạm vi khá rộng là mối quan hệ giữa nông thôn Việt Nam truyền thống và hiện đại Nguyễn Công Thảo hoặc vấn đề lớn nhưng trên một địa bàn hẹp hơn là vai trò của văn hóa tộc ngưòi trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc Trần Hồng Hạnh hay về khuynh hướng phát triển của người Lô Lô trong môi trường kinh tế - xã hội vùng biên giới Việt Trung Phạm Đăng Hiến . Có bài đề cập đến vấn đề chuyên sâu tục thờ thành hoàng nhưng ỏ địa bàn tại hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc trong sự so sánh Cao Thế Trĩnh . Trong khi đó có bài chỉ lấy một cộng đồng nhỏ để nghiên cứu các BÙI XUÂN ĐÍNH mối quan hệ xã hội của một khối cư dân đô thị nghèo Nguyễn Thị Thùy Dương . Sự đa diện đa sắc màu đó cũng chính là kết quả tìm tòi phát hiện của mỗi người. Tính đa diện đa sắc màu còn được nhân lên bởi các cách tiếp cận của từng tác giả. Tuy có mẫu số chung là tiếp cận Dân tộc học hay Dân tộc học Nhân học song tùy theo nghiên cứu mỗi tác giả còn lựa chọn thêm một số tiếp cận phương pháp chuyên biệt như tiếp cận đa ngành liên ngành đa chiều sử dụng các phương pháp điền dã phân tích thống kê đối chiếu so sánh định tính định lượng. Nhờ đó mà bài viểt nào cũng giàu tư liệu và có độ tin cậy cao. Giá trị cốt yếu của 5 bài được lựa chọn