Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Thượng Chi văn tập: Phần 2 - Phạm Quỳnh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Thượng Chi văn tập", phần 2 giới thiệu tới người đọc các nội dung của tập 3, tập 4 và tập 5 bao gôm: Mỹ thuật Việt Nam, vấn đề tiến hóa của dân tộc, lăng tẩm Huế cùng văn hóa cũ, lỡ độ đường, gia tộc luận, phật giáo khảo lược, văn minh luận,. nội dung chi tiết. | TAP MI THUẠT VIẸT NAM Mĩ thuật là gồm các kỹ nghệ làm ra mọi sự xinh đẹp ở đời để tô điểm trang sức cho đời người. Lấy nghĩa rộng thì phàm cái gì khiến cho người ta vui tai thích mắt khoái trí lạc tình đều là thuộc về mĩ thuật cả. Như vậy thời đứng đầu mĩ thuật chắc là văn chương và âm nhạc bài ăn chải truốt cung đàn véo von nhân sinh còn sự gì khoái trá bằng Song chữ mĩ thuật thường dùng theo nghĩa hẹp mà chỉ gồm những nghề thuộc về phần hình sắc mà thôi còn những nghề thuộc về phần thanh âm thời lại biệt ra một hạng riêng. Cho nên phàm nghề gì chế ra những hình đẹp bày ra những sắc tươi gây hình điểm sắc cho cái vật chất vốn không sắc không hình để thêm màu mè rực rỡ cho cảnh vật mộc mạc sơ sài đều gọi là mĩ thuật. Phàm người có trí tưởng tượng mạnh giữa khoảng không kết cấu ra những hình lạ bày vẽ ra những sắc kỳ lại có tay khéo biết thực hiện những hình sắc ấy ra vật chất mượn tờ giấy tấm lụa súc gỗ khối đồng mà chạm mà vẽ mà nặn mà nung người phàm trần mà làm công tạo hóa người ấy gọi là nhà mĩ thuật . Đã là nước văn minh nước nào cũng có nền mĩ thuật có nhà mĩ thuật riêng của nước ấy chung đúc những tinh hoa đặc sắc của nước ấy khác hẳn với các nước ngoài nên mĩ thuật nước nào chính là quốc hoa của nước ấy. THƯỢNG CHI VÃN TẬP 491 Nước Nam ta có một nền quốc hoa riêng như vậy không Chính trị tôn giáo triết lý văn chương của ta còn phần nhiều theo của Tàu cả thời mĩ thuật chắc cũng không thể khác Tàu cả được. Song tuy mĩ thuật của ta xưa nay vẫn tổ thuật của Tàu mà vẫn có đặc sắc không giống với Tàu. Những đặc sắc ấy là gì những ưu điểm khuyết điểm của mĩ thuật ta thế nào và trong tư cách nhà mĩ thuật ta có những điều gì hay điều gì dở cái tương lai của mĩ thuật ta thế nào có cơ phát đạt được không phát đạt ra đường nào đó là những câu hỏi phàm người hữu tâm về tiền đồ nước nhà không thể không băn khoăn tự hỏi vậy. Bài sau này tức là một thiên khái luận về các vấn đề đó. Nguyên là lời diễn thuyết của ông Giám đốc Học chánh cũ ở Đông Dương Henri Gourdon đọc tại