Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chính sách kinh tế của Việt Nam kể từ năm 2001
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nền kinh tế Việt Nam đã vận hành với kết quả ra sao kể từ năm 2001 và trong kết quả đó bao nhiêu phần là có liên hệ đến chính sách kinh tế của đất nước? Câu trả lời ngắn gọn là, nền kinh tế vận hành khá tốt nhưng còn cần phải tiến hành nhiều cải thiện then chốt. Đồng thời, chính sách có tầm quan trọng vô cùng lớn, và sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn theo thời gian. | Chương trình Việt Nam TRUNG TÂM DOANH NGHIỆP VÀ CHÍNH PHỦ 79 John F. Kennedy Street Cambridge MA 02138 ĐT 617-495-1134 Fax 617-496-5245 david_dapice@harvard.edu Chính sách kinh tế của Việt Nam kể từ năm 2001 David O. Dapice Chuẩn bị cho Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Tháng 6 năm 2003 HARVARD UNIVERSITY Chính sách kinh tế của Việt Nam kể từ năm 2001 David Dapice Giáo sư Đại học Tufts Học giả cao cấp Chương trình Việt Nam Trường Kennedy Đại học Harvard1 Nền kinh tế Việt Nam đã vận hành với kết quả ra sao kể từ năm 2001 và trong kết quả đó bao nhiêu phần là có liên hệ đến chính sách kinh tế của đất nước Câu trả lời ngắn gọn là nền kinh tế vận hành khá tốt nhưng còn cần phải tiến hành nhiều cải thiện then chốt. Đồng thời chính sách có tầm quan trọng vô cùng lớn và sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn theo thời gian. Bài viết ngắn này có thể được sử dụng cùng với bài viết khác Nền kinh tế Việt Nam Câu chuyện thành công hay tình trạng lưỡng thể bất thường Một phân tích các điểm mạnh điểm yếu cơ hội và nguy cơ của cùng tác giả. Bài viết này sẽ tập trung vào các chính sách và thành quả đạt được của nền kinh tế trong hai năm vừa qua chứ không phải là năm năm. Bài viết sẽ bắt đầu với phần phân tích chính tắc về tăng trưởng ngoại thương đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI ổn định vĩ mô và các chỉ số về xã hội và nghèo khổ rồi sau đó đưa ra một số nhận định về những mặt thành công và thất bại của chính sách trong một vài năm qua. Kết quả của nền kinh tế 1. Tăng trưởng GDP thực Thành quả kinh tế của Việt Nam có thể được đo lường bằng nhiều cách. Cách cơ bản nhất là dựa vào tăng trưởng thực. Có ba thước đo cơ bản để tính theo cách này - số liệu chính chức của chính phủ các ước tính của Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB và các ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF . Các số liệu được thể hiện sau đây. Tăng trưởng GDP thực của Việt Nam 2000 2001 2002 2003 2001-03 Chính thức 6 8 6 8 7 0 7 0 6 9 ADB 6 1 5 8 6 4 6 9 6 4 IMF 5 5 5 0 5 8 6 2 5 7 Ghi nhớ Bình quân các nước đang phát .