Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo " Suy nghĩ về cơ sở khoa học của việc đổi mới tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở nước ta hiện nay "

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Suy nghĩ về cơ sở khoa học của việc đổi mới tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở nước ta hiện nay Đây là yếu tố tác động khá mạnh mẽ đến hành vi con người. Chúng ta biết rằng nhu cầu chính là nguồn gốc, động lực của hành vi con người mà nhu cầu của con người lại phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội. Bởi vậy, suy đến cùng, hành vi con người phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội, nói cách khác, chính điều kiện kinh tế-xã hội quy. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl SUY NGHĨ VỀ Cơ SỖ KHOA HỌC CỦA VIỆC Đổl MỚI Tổ CHỨC HỘI ĐÓNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN ỏ Nước TA HIỆN NAY Trong thời gian gần đây trên diễn đàn khoa học pháp lí nước ta đã diễn ra khá nhiều cuộc thảo luận về đổi mới tổ chức hội đồng nhân dân HĐND và ủy ban nhân dân UBND các cấp. Đây là việc làm hết sức cần thiết nhằm góp phần làm rõ cơ sở khoa học của việc đổi mới đó. Như chúng ta đã biết việc tổ chức HĐND và UBND các cấp ở nước ta trong hơn 50 năm qua về cơ bản theo mô hình xô viết đại biểu nhân dân địa phương của nước Nga và Liên Xô trước đây. Qua nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài các nhà khoa học cung cấp mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở một số nước để tham khảo như mô hình của Anh theo nguyên tắc phân quyền trong đó chính quyền địa phương không trực thuộc cấp trên trực tiếp và không nhận sự bảo trợ từ cấp trên trực tiếp mà nó được tổ chức và hoạt động hoàn toàn dựa trên cơ sở pháp luật mô hình của Pháp kết hợp hai nguyên tắc phân quyền và tản quyền tức là chính quyền địa phương vừa trực thuộc vào chính quyền cấp trên trực tiếp vừa chịu sự giám sát chặt chẽ của đại diện chính quyền trung ương được cử xuống địa phương để theo dõi hoạt động của chính quyền địa TS. NGUyẾN VĂN ĐỘNG phương mô hình của Đức gần giống với Pháp nhưng không có đại diện chính quyền trung ương ở địa phương . Mỗi mô hình đều có ưu nhược điểm riêng và cho tới nay khó có thể khẳng định mô hình nào là tốt nhất. Theo mô hình xô viết đại biểu nhân dân địa phương thì ở mỗi đơn vị hành chính -lãnh thổ của địa phương đều thiết lập cơ quan dân cử trực tiếp được gọi là xô viết đại biểu nhân dân địa phương và cơ quan này bầu thành lập cơ quan chấp hành của mình được gọi là uỷ ban chấp hành của xô viết đại biểu nhân dân địa phương cơ quan chấp hành vừa phụ thuộc vào cơ quan dân cử cùng cấp vừa chịu sự chỉ đạo của cơ quan chấp hành cấp trên trực tiếp. Ngoài ra cơ quan dân cử và cơ quan chấp hành của nó còn chịu sự lãnh đạo của tổ chức đảng địa phương. Ưu điểm của mô hình .