Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, đánh giá thực trạng pháp luật, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. | đối với công dân. Chia sẻ dữ liệu quản lý đơn thư cho các đơn vị trực thuộc bộ và các địa phương, hướng tới người dân cũng được tiếp cận với các dữ liệu này. Ban hành quy chế thanh tra, kiểm tra tài nguyên và môi trường, chấn chỉnh việc thực hiện các quy chế thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra phải có tổng kết, đánh giá, đề xuất cụ thể từng nội dung thanh tra, kiểm tra. Mặc khác phải có quy định thống nhất về chế độ báo cáo việc thực hiện xử lý kết luận thanh tra, kiểm tra. Có biện pháp xử lý kịp thời việc thực hiện không nghiêm các kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra. Tăng cường sự phối hợp giữa thanh tra chuyên ngành với Cục Cảnh sát môi trường, phải phát huy vai trò giám sát của nhân dân, cộng đồng. Có như vậy mới có thể phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Khi đã phát hiện hành vi vi phạm, cần có những biện pháp xử phạt kịp thời, mạnh tay, theo đúng quy định của pháp luật. Nghị định 179/2013/ NĐ – CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT đã quy định khá chi tiết, cụ thể khung và mức phạt đối với từng hành vi vi phạm. Vấn đề là ở chỗ phải thực hiện nghiêm Nghị định này. Trên thực tế, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, DN vi phạm, đã bị thanh tra, xong lại không bị xử phạt. Vì vậy, đòi hỏi phải thực hiện nghiêm pháp luật BVMT. Tất cả các cơ sở vi phạm đều phải bị xử lý theo đúng quy định của luật pháp. Phải kiên quyết trong thi hành luật. Đối với những cơ sở buộc phải di dời hoặc tạm thời đình chỉ hoạt động phải cưỡng chế chấp hành. Xử phạt kịp thời và kiên quyết mới đảm bảo được hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường.