Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình môn học Kinh tế vi mô - Phần 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giáo trình môn học Kinh tế vi mô - Phần 2 gồm nộ dung của ba chương 4, 5 và chương 6 trình bày những kiến thức về sản xuất và chi phí nhằm giúp người học giải thích khái niệm hàm sản xuất, năng suất trung bình, năng suất cận biên, mối quan hệ giữa sản lượng và năng suất biên, năng suất trung bình và năng suất biên; phân biệt hàm sản xuất trong ngắn hạn và trong dài hạn, vận dụng được nguyên tắc phối hợp tối ưu các yếu tố sản xuất để giải quyết các bài tập. Nội dung hai chương tiếp theo sẽ trình bày về cạnh tranh và độc quyền và thị trường yếu tố sản xuất. Mời bạn đọc tham khảo. | Chương 4. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ Mục tiêu Sau khi học xong chương này người học có thể - Giải thích được các khái niệm hàm sản xuất năng suất trung bình năng suất cận biên mối quan hệ giữa sản lượng và năng suất biên năng suất trung bình và năng suất biên phân biệt hàm sản xuất trong ngắn hạn và trong dài hạn. - Vận dụng được nguyên tắc phối hợp tối ưu các yếu tố sản xuất để giải quyết các bài tập. - Giải thích được các khái niệm chi phí mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng. - Vận dụng nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận để giải quyết các bài tập Trong ba chương vừa qua chúng ta đã tập trung vào phía cầu của thị trường - những sở thích và hành vi của người tiêu dùng. Bây giờ chúng ta chuyển sang phía cung và xem xét hành vi của nhà sản xuất. Chúng ta xem xét các đơn vị sản xuất có thể tổ chức sản xuất như thế nào để có hiệu quả và chi phí của họ thay đổi như thế nào khi giá các đầu vào và mức sản lượng thay đổi. Lý thuyết về sản xuất và chi phí là lý thuyết trung tâm đối với việc quản lý kinh tế của một doanh nghiệp. Chúng ta phải xem xét một số vấn đề mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phải như doanh nghiệp phải dùng bao nhiêu máy móc và bao nhiêu lao động Nếu muốn tăng sản xuất thì doanh nghiệp nên thuê thêm công nhân hay nên xây dựng thêm nhà máy mới Doanh nghiệp phải dự trù chi phí là bao nhiêu cho năm tới và các chi phí đó có thể thay đổi như thế nào theo thời gian và chịu tác động như thế nào ở các mức sản lượng Trong chương này chúng ta nghiên cứu công nghệ sản xuất của một doanh nghiệp -tức là mối quan hệ vật chất thể hiện cách chuyển đổi đầu vào lao động và vốn thành các sản phẩm đầu ra. Trước hết chúng ta sẽ chỉ ra công nghệ sản xuất có thể được biểu diễn dưới dạng một hàm sản xuất như thế nào sau đó sử dụng hàm sản xuất để mô tả sản lượng thay đổi ra sao khi thay đổi một yếu tố đầu vào và sau đó là thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào. Liệu những ưu thế về công nghệ có phải là yếu tố khiến cho việc sản xuất của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn khi .