Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài LTVC: Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực - Giáo án Tiếng việt 4 - GV.N.Phương Hà
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Với nội dung của bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực học sinh có thể củng cố và hệ thống hoá những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm “Có chí thì nên”. Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm “Có chí thì nên”. | Giáo án Tiếng việt 4 LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC I. Mục tiêu: -Củng cố và hệ thống hoá những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm “Có chí thì nên”. -Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm “Có chí thì nên”. -Ôn luyện về danh từ, tính từ, động từ. -Luyện viết đoạn văn theo chủ đề “Có chí thì nên”. Câu văn đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, dùng từ hay. II. Đồ dùng dạy học: -Giấy khổ to và bút dạ, III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Gọi 3 HS lên bảng tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm khác nhau của các đặc điểm sau: xanh, thấp, sướng. -Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi: hãy nêu một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất. -Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn và bài của bạn làm trên bảng. -Nhận xét, cho điểm HS 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ cùng củng cố và hệ thống hoá các từ ngữ thuộc chủ điểm “Có chí thì nên”. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -Chia nhóm 4 HS yêu cầu HS trao đổi thảo luận và tìm từ, GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. -Gọi các nhóm khác bổ sung. -Nhận xét, kết luận các từ đúng. a. Các từ nói lên ý chí nghị lực của con người. b. Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người. Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS tự làm bài. -Gọi HS đọc câu- đặt với từ: +HS tự chọn trong số từ đã tìm được trong nhóm a. -HS cả lớp nhận xét câu bạn đặt. Sau đó HS khác nhận xét câu có dùng với từ của bạn để giới thiệu được nhiều câu khác nhau với cùng một từ. -Đối với từ thuộc nhóm b tiến hành tương tự như nhóm a. Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu. -Hỏi: +Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì? +Bằng cách nào em biết được người đó? -Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ đã học hoặc đã viết có nội dung “Có chí thì nên”. -Yêu cầu HS tự làm bài. GV nhắc HS để viết đoạn văn hay các em có thể sử dụng các câu tục ngữ, thành ngữ vào đoạn mở đoạn hay kết đoạn. -Gọi HS trình bày đoạn văn. GV nhận xét, chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng HS . -Cho điểm những bài văn hay. 3. Củng cố – dặn dò: -Dặn HS về nhà viết lại các từ ngữ ở BT1 và viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. -3 HS lên bảng viết. -2 HS đứng tại chỗ trả lời. -Nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn. -Lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. -Hoạt động trong nhóm. -Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có. -Đọc thầm lại các từ mà các bạn chưa tìm được. * Quyết chí, quyết tâm , bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên cường, kiên quyết , vững tâm, vững chí, * Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, thử thách, -1 HS đọc thành tiếng. -HS tự làm bài tập vào vở. -HS có thể đặt: +Người thành đạt đều là người rất biết bền chí trong sự nghiệp của mình. +Mỗi lần vượt qua được gian khó là mỗi lần con người được trưởng thành. -1 HS đọc thành tiếng. +Viết về một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. + Đó là bác hàng xóm nhà em. * Đó chính là ông nội em. * Em biết khi xem ti vi. * Em biết ở báo Thiếu niên Tiền phong. + Có câu mài sắt có ngày nên kim. * Có chí thì nên. * Nhà có nền thì vững. * Thất bại là mẹ thành công. * Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. -Làm bài vào vở. -5 HS đọc đoạn văn tham khảo của mình.