Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kỹ thuật bón phân hợp lý cho cây điều ghép ở vùng Đông Nam Bộ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhu cầu dinh dưỡng của cây điều, kỹ thuật bón phân hợp lý cho cây điều,. là những nội dung chính trong bài viết "Kỹ thuật bón phân hợp lý cho cây điều ghép ở vùng Đông Nam Bộ". để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu. | KỸ THUẬT BÓN PHÂN HỢP LÝ CHO CÂY ĐIỀU GHÉP Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TS. Đỗ Trung Bình KS. Nguyễn Lương Thiện 1. Mở đầu Những năm gần đây cây điều được mở rộng diện tích ở một số tỉnh miền Nam Trung Bộ Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Điều vừa là cây công nghiệp dài ngày vừa là cây ăn quả vừa là cây giữ đất chống xói mòn phủ xanh đất trống. Cây Điều có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau ở các độ cao khác nhau. Nhưng trồng điều theo hướng thâm canh thì cần chọn đất có tầng dày trên 70 cm đất giàu chất hữu cơ và dinh dưỡng pH từ 5-7 thoát nước tốt không bị úng hoặc nhiễm phèn mặn độ cao dưới 700m lượng mưa hàng năm trên 900mm và không có mùa đông lạnh. Diện tích trồng điều của nước ta hiện nay khoảng 433 ngàn ha trong đó 350 ngàn ha diện tích thu hoạch và 83 ngàn ha chưa cho thu hoạch. Năng suất bình quân 1 0 - 1 1 tấn ha. Sản lượng khoảng 350 ngàn tấn.Việt Nam trong bốn năm liên tục từ 2006 đến 2009 đứng vị trí số một thế giới về xuất khẩu nhân điều. Hạt điều Việt nam xuất khẩu đến 40 thị trường và vùng lãnh thổ. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam sự gia tăng về sản lượng và năng suất điều nhờ việc mở rộng diện tích trồng các giống điều mới và việc ứng dụng quy trình kỹ thuật thâm canh vườn điều. VINACAS 2006 2007 2008 và 2009 . Thực tế sản xuất cho thấy phần lớn điều được trồng ở những vùng đất xấu đất xám bạc màu đất bị laterit hóa đất cát ven biển hơn nữa nông dân trồng điều thường nghèo nên việc bón phân chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây điều không được đầu tư đúng mức. Trong khi đó hầu hết các công trình nghiên cứu từ trước đến nay đều tập trung vào chọn tạo và phát triển giống. Gần đây một số sách viết về cây điều thường ở dạng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chủ yếu dựa trên kinh nghiệm hay các tài liệu nước ngoài do đó chưa thực sự phù hợp với điều kiện sản xuất nước ta. Mặc dù Viện KHKTNN Miền Nam và các đơn vị phối hợp đã xây dựng các quy trình kỹ thuật thâm canh nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn và một số lĩnh vực chưa được nghiên cứu sâu và lâu dài trên quy