Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Về mặt lý luận, luận án hệ thống hóa và phát triển các lý luận chung về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất. Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, luận án đề ra phương hướng và giải pháp để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. | Do đặc thù của quy trình sản xuất đường, tạo ra sản phẩm phụ điện. Do vậy, phân xưởng điện cung cấp điện năng cho toàn doanh nghiệp trong niên vụ mía. Toàn bộ chi phí của phân xưởng điện được tập hợp cho hoạt động sản xuất đường, mà không phân bổ cho các hoạt động sản xuất khác như cồn, phân bón, men công nghiệp. Như vậy các doanh nghiệp mía đường chưa xác định giá phí của các loại sản phẩm chính xác, chưa kiểm soát được chi phí của các bộ phận và chưa tạo động lực thúc đẩy cho các bộ phận phụ hoạt động có hiệu quả. Chính vì vậy để ứng yêu cầu kiểm soát chi phí theo tác giả, các doanh nghiệp mía đường nên phân bổ chi phí phụ trợ theo phương pháp phân bổ bậc thang đối với phân xưởng điện, phân xưởng sửa chữa, Theo phương pháp này, bắt đầu từ bộ phận phụ trợ nào có cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhiều nhất cho các bộ phận khác và kết thúc ở bộ phận cung cấp sản phẩm, lao vụ dịch vụ ít nhất và không phân bổ ngược lại cho bộ phận đó nữa. Như vậy để đảm bảo tính được chính xác chi phí bộ phận phụ trợ cho các đối tượng chịu chi phí khác thì cần tập hợp chi phí của các bộ phận phụ trợ một cách riêng biệt trên cơ sở đó xác định giá thành của bộ phận phụ trợ, xác định khối lượng bộ phận phụ trợ cung cấp cho từng đối tượng chịu chi phí, sau đó phận bổ: