Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về Lý – Đạo - Tâm
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Lý học của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ tập trung lý giải những vấn đề xuất phát từ trực quan sinh động về một thế giới đang diễn biến phức tạp nhưng tất thảy mọi hiện tượng, sự vật trong đó đều vận động theo một quy luật đã định sẵn. Chính vì vậy, trong tư tưởng của ông khó tách bạch giữa Lý, Đạo và Tâm, bởi truyền thống của Lý học Trung Hoa phần lớn là trùng hợp với Đạo học, còn tâm vừa là chủ thể của nhận thức, vừa là đối tượng, mục đích của nhận thức. để nắm bắt nội dung chi tiết. | Tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về Lý - Đạo - Tâm Trần Nguyên Việt. Trong Lịch triều hiến chương loại chí quyển Nhân vật chí sử gia Phan Huy Chú đã nhắc lại lời sứ giả nhà Thanh Trung Quốc là Chu Xán Nhiên về Nguyễn Bỉnh Khiêm rằng An Nam lý học hữu Trình Tuyền Nước An Nam có nhà Lý học là Trình Tuyền 1 . Tuy nhiên trong di sản thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn lại cho đến nay chúng ta không tìm thấy một văn bản chính thức nào bàn về những vấn đề cơ bản của Lý học với tư cách học thuyết về con đường nhận thức thế giới thông qua phạm trù Lý như một hiện thực khách quan. Lý học của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ tập trung lý giải những vấn đề xuất phát từ trực quan sinh động về một thế giới đang diễn biến phức tạp nhưng tất thảy mọi hiện tượng sự vật trong đó đều vận động theo một quy luật đã định sẵn. Chính vì vậy trong tư tưởng của ông khó tách bạch giữa Lý Đạo và Tâm bởi truyền thống của Lý học Trung Hoa phần lớn là trùng hợp với Đạo học còn tâm vừa là chủ thể của nhận thức vừa là đối tượng mục đích của nhận thức. Cả ba học thuyết trên hướng đến việc nhận thức chân lý. Trên thực tế nhà Lý học Việt Nam chỉ vận dụng các phạm trù của Lý học thời Tống vào việc suy xét và lý giải thế sự. Do vậy theo chúng tôi không nhất thiết phải tập trung trình bày tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các phạm trù Lý Đạo Tâm mà phải xuất phát từ thực tiễn xã hội đòi hỏi của thời đại mà nhà tư tưởng đó sống nhận thức và phản tư trước thực trạng xã hội bằng những nguyên lý và phương pháp của Tân Nho giáo. Lý và Đạo trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự kế thừa học thuyết của Nhị Trình 2 được ông vận dụng vào việc xem xét các hiện tượng sự vật của thế giới mang đậm sắc thái của triết học tự nhiên. Trình Hạo viết Muôn vật không vật nào là không có đối một âm một dương một thiện một ác. Dương trưởng thì âm tiêu thiện tăng thì ác giảm. Lý ấy đem suy ra thật là xa. Làm người chỉ cần biết có thế Ngữ lục . Thực ra quan niệm này của Trình Hạo có nguồn gốc từ Dịch học đó là Nhất âm nhất dương chi vị đạo .