Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
MIỄN DỊCH GHÉP (Kỳ 2)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phản ứng thải bỏ mô ghép mang thính đặc hiệu và có trí nhớ miễn dịch Trình tự theo thời gian của phản ứng thải bỏ mô ghép khác gene cùng loài thay đổi tùy thuộc vào loại mô ghép. Nhìn chung các mô ghép da bị thải bỏ nhanh hơn các mô ghép thận và tim. Mặc dù thời gian kéo dài khác nhau, nhưng đáp ứng miễn dịch gây ra thải bỏ mô ghép luôn luôn có tính đặc hiệu và có trí nhớ miễn dịch. Nếu chuột nhắt thuộc dòng thuần chủng A được ghép da. | MIỄN DỊCH GHÉP Kỳ 2 Phản ứng thải bỏ mô ghép mang thính đặc hiệu và có trí nhớ miễn dịch Trình tự theo thời gian của phản ứng thải bỏ mô ghép khác gene cùng loài thay đổi tùy thuộc vào loại mô ghép. Nhìn chung các mô ghép da bị thải bỏ nhanh hơn các mô ghép thận và tim. Mặc dù thời gian kéo dài khác nhau nhưng đáp ứng miễn dịch gây ra thải bỏ mô ghép luôn luôn có tính đặc hiệu và có trí nhớ miễn dịch. Nếu chuột nhắt thuộc dòng thuần chủng A được ghép da lấy từ dòng thuần chủng B thì phản ứng thải bỏ mô ghép sẽ xẩy ra sau đó là thải bỏ lần đầu Hình x-1b . Đầu tiên mảnh ghép được tái tạo mạch máu trong vòng 3-7 ngày sau đó khi phản ứng phát triển các tế bào lympho tế bào mono và các loại bạch cầu khác thâm nhập vào trong mô ghép làm giảm quá trình tân tạo mạch trong mô ghép trong vòng 7-10 ngày hoại tử xuất hiện vào khoảng ngày thứ 10 và mảnh ghép bị thải bỏ hoàn toàn sau 12-14 ngày. Nếu lấy da của chuột nhắt dòng B ghép lại cho chuột nhắt dòng A đã có thải bỏ mô ghép lần đầu thì phản ứng thải bỏ mô ghép xuất hiện nhanh hơn so với thải ghép lần đầu thường sau 5-6 ngày . Đó là phản ứng thải bỏ mô ghép lần hai Hình x-1c . Điều này chứng tỏ thải bỏ mô ghép có trí nhớ miễn dịch. Nếu thay mô ghép da của dòng chuột B bằng mô ghép da của dòng chuột C thì thải bỏ mô ghép không xẩy ra nhanh như thải bỏ mô ghép lần hai mà lại giống hệt như thải bỏ mô ghép lần đầu. Điều này chứng tỏ thải bỏ mô ghép mang tính đặc hiệu. Vai trò của đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào Trong những năm đầu của thập kỷ 50 Mitchinson A. đã tiến hành thí nghiệm gây miễn dịch vay mượn và chứng minh rằng lympho bào có thể chuyển trạng thái miễn dịch ghép trong khi đó huyết thanh chứa kháng thể lại không gây ra sự chuyển trạng thái miễn dịch ghép. Những nghiên cứu sau này đã chỉ ra vai trò của tế bào T trong phản ứng thải bỏ mô ghép. Ví dụ loài chuột nhắt nude không có tuyến ức do vậy không có tế bào T hoạt động cũng không có khả năng gây ra phản ứng thải bỏ mô ghép chúng luôn luôn chấp nhận các mô .