Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phát triển nông nghiệp DBSCL - Tái cơ cấu thích ứng với thị trường và biến đổi khí hậu
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Phát triển nông nghiệp DBSCL - Tái cơ cấu thích ứng với thị trường và biến đổi khí hậu đánh giá về tính thiếu bền vững, khả năng thích ứng với thị trưởng của nông nghiệp DBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu. | PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐBSCL Tái cơ cấu thích ứng với thị trường và biến đổi khí hậu Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Đây cũng là cơ sở để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, giảm giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. Trong khuôn khổ hội nghị Khoa học và Công nghệ về Nông nghiệp năm 2014 với chủ đề "Hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới" do Trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức, các nhà khoa học tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL đặt trong bối cảnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phù hợp với yêu cầu thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu. * Thiếu bền vững Hằng năm, ĐBSCL sản xuất hơn 50% tổng sản lượng lương thực và đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước thu về ngoại tệ khoảng 1,5-2 tỉ USD/năm. Sản xuất thủy sản chiếm hơn 60% sản lượng cả nước và đóng góp khoảng 80% sản lượng xuất khẩu, thu về ngoại tệ hơn 2,5 tỉ USD/năm. Ngoài ra, ngành chăn nuôi, cây ăn trái, rau màu còn cung cấp một lượng lớn phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Nhìn chung, sản xuất lúa gạo, trái cây, nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng, phục vụ cho nhu cầu của người dân trong vùng và cả nước, đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy xuất khẩu, thu ngoại tệ, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho cư dân nông thôn. Phó Giáo sư-Tiến sĩ Lê Văn Hòa, Trưởng Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ, chia sẻ: "Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội song sự phát triển của vùng kém bền vững. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, sản lượng nông nghiệp và xuất khẩu tăng nhanh nhưng thu nhập của nông hộ không tăng theo tương xứng, thậm chí còn bị giảm ở những vùng sản xuất khó khăn vì bị nhiễm phèn, mặn. Khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và .