Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
VÀI DẤU ẤN VỀ CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI LÍNH TRONG MỸ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chiều cuối thu se lạnh. Tôi chợt nhớ tới những kỷ niệm khó quên về chuyện thi cử, học hành của mình tại trường Mỹ thuật trong những năm chiến tranh ác liệt. Sau nhiều năm công tác ở miền núi rừng Tây Bắc xa xôi, mãi tới giữa năm 1965 tôi mới được Ty Văn hóa Lai Châu đồng ý cho về dự kỳ thi tuyển vào trường Mỹ thuật Việt Nam (nay là Đại học Mỹ thuật Hà Nội). | VÀI DẤU ẤN VỀ CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI LÍNH Chiều cuối thu se lạnh. Tôi chợt nhớ tới những kỷ niệm khó quên về chuyện thi cử học hành của mình tại trường Mỹ thuật trong những năm chiến tranh ác liệt. Sau nhiều năm công tác ở miền núi rừng Tây Bắc xa xôi mãi tới giữa năm 1965 tôi mới được Ty Văn hóa Lai Châu đồng ý cho về dự kỳ thi tuyển vào trường Mỹ thuật Việt Nam nay là Đại học Mỹ thuật Hà Nội . Trường sơ tán về vùng Hà Tây. Gần hai trăm thí sinh từ khắp nơi về tỷ thí với nhau ở ngôi đình làng Tốt Động đúng vào những ngày mưa to gió lớn. Vậy mà trường chỉ chọn lấy 10 người. Số phận thật mong manh. Thi xong tôi lại trở lên cơ quan. Thời gian ấy máy bay Mỹ đánh phá rất dữ dội. Cơ quan phải sơ tán trong khu rừng Pa Ham đầy muỗi và vắt. Mong mỏi hoài mà không thấy có giấy báo kết quả thi của trường. Ngày lại ngày chỉ hai bữa ngô bung ăn với măng luộc chấm muối trắng. Công việc cơ quan vẫn phải khẩn trương hoàn thành. Nguyễn Thăng viết tin chiến sự tôi vẽ minh họa trên giấy tăng xin và người in -rô-nê-ô là Trần Văn Thủy lúc ấy chưa trở thành đạo diễn của Hà Nội trong mắt ai Chuyện tử tế Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. . Lòng dạ càng bồn chồn chờ trông và hy vọng mong manh. Sau 5 tháng trời đằng đẵng tưởng dài tới 5 năm giữa tháng 12 1965 tôi mới nhận được giấy triệu tập về học của trường. Mừng vui không thể tả nổi. Từ cánh rừng Pa Ham heo hút tôi phải mất trọn 11 ngày đêm vượt qua bom đạn lặn lội đói khát mới về tới Hà Nội. .