Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề thi & đáp án lý thuyết Điện tử dân dụng năm 2012 (Mã đề LT25)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề thi lý thuyết Điện tử dân dụng năm 2012 (Mã đề LT25) sau đây có nội dung đề gồm 4 câu hỏi với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 180 phút. Ngoài ra tài liệu này còn kèm theo đáp án hướng dẫn giúp các bạn dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. và thử sức mình với đề thi nghề này nhé. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009-2012) NGHỀ: ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐTDD – LT25 Hình thức thi: Viết Thời gian: 180 Phút (Không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1 (2đ): Cho sơ đồ mạch Flip-Flop như hình vẽ. Hãy trình bày nguyên lý hoạt động của mạch. +VCC RC1 R2 R1 R C2 3 Q1 1 RB1 RB2 2 2 3 Q2 1 -VBB Câu 2 (2đ): Hãy trình bày cách tạo tiếng vang trong hệ thống âm thanh. Câu 3 (3đ): Vẽ sơ đồ khối nguồn cung cấp trong tivi màu và trình bày chức năng từng khối. Câu 4 (3đ): (phần tự chọn, các trường tự ra đề) , ngày tháng .năm DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TN TIỂU BAN RA ĐỀ THI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009-2012) NGHỀ: ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA ĐTDD – LT25 Câu Nội dung Trong mạch, Q1 và Q2 cùng loại, các điện trở phân cực cho transistor có cùng trị số, nhưng hai transistor không thể cân bằng một cách tuyệt đối nên sẽ có một transistor dẫn mạnh hơn và một transistor dẫn yếu hơn.Giả thiết Q1 dẫn mạnh hơn Q2, nên dòng điện IC1 lớn hơn qua RC1 làm điện áp VC1 giảm. Điện áp VC1 qua R2 phân cực cho Q2 sẽ làm VB2 giảm và điều này làm cho Q2 dẫn yếu hơn. Khi Q2 dẫn yếu thì dòng điện IC2 nhỏ hơn qua RC2 làm điện áp VC2 tăng. Điện áp VC2 qua R1 phân cực cho Q1 làm VB1 tăng và điều này làm Q1 dẫn mạnh hơn nữa. Cuối cùng Q1 tiến đến dẫn bão hòa và Q2 tiến đến ngưng dẫn.Nếu không có một tác động nào khác thì mạch điện sẽ ở trạng thái này. Đây là trạng thái của mạch FlipFlop. Ngược lại, nếu Q1 dẫn yếu hơn Q2 thì lý luận tương tự. Cuối cùng thì Q2 tiến tới dẫn bão hòa và Q1 tiến tới ngưng dẫn. Đây là trạng thái thứ hai của FlipFlop.Mạch Flip-Flop sẽ ở một trong hai trạng thái trên nên được gọi là mạch lưỡng ổn. Tuy nhiên, phải chọn các điện trở và nguồn điện thích hợp thì mới đạt được nguyên lý trên. Điểm 1đ I. Phần bắt .