Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
XEM TRANH NGUYỄN TƯỜNG LINH-MAI SAN
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nguyễn Tường Linh sử dụng họa pháp “đường viền - mảng phẳng”, “đơn tuyến bình đồ”, vốn là họa pháp truyền thống của các thế hệ nghệ nhân dân gian Việt Nam nói riêng - phương Đông nói chung. Kết hợp ông còn sử dụng họa pháp phương Tây tân cổ điển tả thực, theo cách tạo hình thấu thị đường chân trời. Nhìn chung Nguyễn Tường Linh thiên về thể loại minh họa - miêu tả - trần thuật, và theo đó mà nêu bật chủ đề tác phẩm. . | XEM TRANH CỦA NGUYỄN TƯỜNG LINH-MAI SAN Nguyễn Tường Linh sử dụng họa pháp đường viền - mảng phẳng đơn tuyến bình đồ vốn là họa pháp truyền thống của các thế hệ nghệ nhân dân gian Việt Nam nói riêng - phương Đông nói chung. Kết hợp ông còn sử dụng họa pháp phương Tây tân cổ điển tả thực theo cách tạo hình thấu thị đường chân trời. Nhìn chung Nguyễn Tường Linh thiên về thể loại minh họa - miêu tả - trần thuật và theo đó mà nêu bật chủ đề tác phẩm. Họa sĩ sáng tác nhiều về đề tài sinh hoạt dân tộc - dân gian lịch sử - như Chợ quê Chợ miền núi Làng hoa Ngọc Hà Trẻ em rước đèn Quang Trung đại phá quân Thanh. Với lối vẽ giản đơn chân thật mà có thần có hồn nên dễ đi vào thị hiếu thẩm mĩ của công chúng. Đặc biệt với thế hệ tuổi thơ học trò càng dễ thấm dễ đi vào ký ức học đường. Xem tác phẩm tôi như được sống lại tuổi cắp sách tới trường với bao kỷ niệm về tranh truyện và sách quốc văn giáo khoa thư . Sách dạy luân lí - đạo đức trong quan hệ sống quan hệ làm người. Nhà văn lão thành Sơn Nam Nam Bộ đã phải lòng Giáo khoa thư - Nó ngọt ngào trong sáng như giai điệu mùa xuân nó đã dạy ta biết yêu nhà yêu nước yêu đồng loại. Nhà thơ Giang Nam miền Trung thì Tuổi còn thơ ngày hai buổi tới trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ . Nội dung ngắn gọn dễ học dễ thuộc lại có vẽ minh họa cho mỗi bài học. Một bộ sách như thế rõ ràng là vốn quý trong kho tàng văn hóa dân tộc. Là họa sĩ - nhà giáo dục nghệ thuật thuộc lớp người cao tuổi giàu kinh nghiệm sư phạm chắc chắn Nguyễn Tường Linh đã thấu hiểu tinh thần giáo khoa thư ấy qua tranh mà ông đã say sưa bộc lộ. 10 bức sơn dầu của Mai San so với 30 bức khắc gỗ màu của Nguyễn Tường Linh có thể nói như một tỷ lệ chênh lệch của phòng trưng bày. Có lẽ tác giả thấm nhuần ý nghĩa câu nói bất hủ thà ít mà tốt còn hơn nhiều mà không gây được ấn tượng với người yêu cái .