Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo án Công nghệ 10 bài 49: Bài mở đầu
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mời bạn đọc cùng tham khảo những giáo án Bài mở đầu, trong hệ thống chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 10,giúp các bạn khái quát hóa kiến thức về kinh doanh và doanh nghiệp. Trong chương trình học, thông qua những giáo án này, quý thầy cô giáo cần cung cấp đến học sinh những kiến thức căn bản về một số khái niệm liên quan đến kinh doanh. Trình bày được một số khái niệm về doanh nghiệp và công ty. Có ý thức định hướng nghề nghiệp và tìm hiểu các hoạt động kinh doanh tại gia đình và địa phương. | Chương 4 DOANH NGHIỆP VÀ LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH Bài 49: BÀI MỞ ĐẦU I. Mục tiêu: Sau bài này, GV cần phải làm cho HS: - Biết được 1 số khái niệm liên quan đến kinh doanh và doanh nghiệp - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp. II. Phương tiện dạy học: hình 49 III. Tiến trình tổ chức bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: - Giới thiệu sơ lược về chương 4 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: Em hiểu gì về kinh doanh? Lấy VD? GV: Trước khi làm kinh doanh cần phải xác định những vấn đề gì? GV: thế nào là cơ hội kinh doanh? GV: để tiến hành kinh doanh cần phải có thị trường, vậy thị trường là gì? Lờy VD? GV: doanh nghiệp là gì? hãy chỉ ra 1 số doanh nghiệp ở địa phương em? GV: Theo em công ti và doanh nghiệp có giống nhau không? HS: Thảo luận nhóm và lấy VD. HS: Trả lời HS: Thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK và trả lời HS: TRả lời HS: Cử đại diện nhóm trả lời HS: Phân biệt công ti và doanh nghiệp. I. Kinh doanh Là việc thực hiện những công việc mà pháp luật cho phép nhằm thu lợi nhuận, bao gồm: sản xuất, dịch vụ, mua-bán hàng hoá. Sơ đồ: SGK II. Cơ hội kinh doanh Là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh doanh (doanh nghiệp) thực hiện được mục tiêu kinh doanh.(thu lợi nhuận) III. Thị trường: - Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ. - 1 số loại thị trường: hàng hoá, dịch vụ, trong nước, ngoài nước. IV. Doanh nghiệp : Là 1 tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các đơn vị kinh doanh: tư nhân, nhà nước, công ti (gồm nhiều chủ sở hữu) V. Công ti Là loại hình doanh nghiệp có ít nhất từ 2 thành viên trở lên, trong đó các thành viên cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ti trong phần vốn của mình góp vào công ti Có 2 loại công ti : công ti trách nhiệm hữu hạn và công ti cổ phần 4. Củng cố: Yêu cầu HS nhắc lại 1 số khái niệm 5. Dặn dò: - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài 50 IV. Tự rút kinh nghiệm: