Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Xử trí co giật ở trẻ em

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Co giật không phải bệnh mà là triệu chứng của một bệnh nào đó. Có giật có biểu hiện là gồng cứng người hoặc co giật (tay, chân hoặc toàn thân) trong một khoảng thời gian. Đây là triệu chứng thường gặp, hiếm khi để lại di chứng. Thường nặng là do xử trí sai. | Xử trí co giật ở trẻ em (Trích Báo Tuổi Trẻ ngày 4/6/2002) Co giật không phải bệnh mà là triệu chứng của một bệnh nào đó. Có giật có biểu hiện là gồng cứng người hoặc co giật (tay, chân hoặc toàn thân) trong một khoảng thời gian. Đây là triệu chứng thường gặp, hiếm khi để lại di chứng. Thường nặng là do xử trí sai. Nguyên nhân 1. Ở trẻ sơ sinh: - Trẻ bị ngạt khi sinh do chuyển dạ kéo dài, bà mẹ bị suy thai, xuất huyết. - Ngoài ra, co giật còn xảy ra ở những trẻ bị hạ canxi (ít gặp), hạ đường huyết, nhiễm trùng nặng, mẹ cho bú quá thưa, viêm màng não. 2. Ở trẻ lớn: - Thường gặp nhiều nhất co giật do sốt cao (hay gặp ở trẻ sáu tháng đến sáu tuổi). Ở trẻ hay sốt cao, sốt tăng nhanh, xảy ra lúc mới sốt 1 - 2 ngày và triệu chứng co giật thường là toàn thân, cơn ngắn, sau cơn giật trẻ hoàn toàn tỉnh táo. Chú ý, nếu sau co giật mà trẻ bị mê, giật tiếp cơn khác thì có thể là bệnh khác như viêm não, màng não - Cũng cần lưu ý co giật do nguyên nhân khác như: hạ đường huyết, hạ canxi máu, viêmn não, xuất huyết não, màng não, co giật do ngộ độc cây mã tiền, thuốc chuột, ngộ độc chì, sốt rét thể não. Cách xử trí - Khi trẻ đang co giật, tuyệt đối không đặt trẻ nằm ngửa, không nên đổ bất cứ thứ gì vào miệng trẻ. Trẻ có thể bị tử vong nếu bị ngạt đường thở, tắc đường thở, do mất phản xạ nuốt, do đàm nhớt tiết ra nhiều. - Để tránh bị ngạt đường thở, đặt trẻ nằm nghiêng một bên, đầu luôn luôn phẳng hoặc hơi thấp với thân người để khi có tiết đàm nhớt thì sẽ chảy thoát ra ngoài. - Trẻ co giật dễ bị cắn lưỡi, làm đứt lưỡi, chảy máu, vì vậy khi trẻ co giật nên kiếm một vật gì mềm (khăn, quần áo sạch ) xếp lại chặn vào giữa hai hàm răng. - Với trẻ co giật bị sốt cao, cho uống thuốc hạ nhiệt hoặc thuốc nhét hậu môn (viên 80mg cho trẻ dưới 1 tuổi, 150mg cho trẻ trên 1 tuổi). Kết hợp lau mát hai bên nách, hai bên bẹn bằng nước ấm hoặc nước thường (không dùng nước đá lau). Nếu trẻ nóng quá, lau cả người. - Tất cả những trẻ đang co giật, sau khi hết co giật hoặc không hết co giật phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu để bác sĩ xác định nguyên nhân gây co giật và có biện pháp điều trị thích hợp. Những trường hợp các bà mẹ cần lưu ý - Trẻ sốt cao co giật thường có khuynh hướng tái phát. Nếu trẻ sốt phải theo dõi nhiệt độ 15 phút một lần và hạ sốt cho trẻ. Khi gởi nhà trẻ phải báo cho giáo viên biết trẻ hay bị co giật khi sốt cao. Đối với những trẻ này khi sốt 380C, nên cho uống thuốc hạ nhiệt,thường trẻ sốt trên 38,50C mới co giật. Luôn trữ sẵn trong nhà thuốc hạ nhiệt nhét hậu môn.