Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng Sông Cửu Long

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mời các bạn tham khảo bài viết Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng Sông Cửu Long để nắm bắt được những nội dung về nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh, những tác động môi trường từ nuôi trồng thủy sản, một số giải pháp bảo vệ môi trường nước ĐBSCL. | BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nhiều năm qua, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản đã trở thành thế mạnh kinh tế đặc biệt ở khu vực ĐBSCL, biến nơi đây thành một vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên sự phát triển nuôi trồng thủy sản mạnh mẽ lại kéo theo các tác động môi trường diễn ra ở quy mô ngày càng lớn và hết sức đa dạng. Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đang trở thành vấn đề bức xúc, cần được tập trung giải quyết để bảo đảm sự phát triển bền vững. Nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2000 là 445.300 ha với tổng sản lượng nuôi trồng là 365.141 tấn; năm 2002 là 570.300 ha, sản lượng 518.743 tấn; năm 2004 là 658.500 ha, sản lượng 773.294 tấn; năm 2005 là 685.800ha với sản lượng khoảng 983.384 tấn. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 ở khu vực ĐBSCL đối với nuôi thủy sản nước mặn-lợ là 649.430 ha, nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 366.590 ha cho thấy nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL. Các mô hình nuôi trồng thủy sản trên vùng nước ngọt tập trung ở vùng ngập lũ Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười và vùng trũng nội địa thuộc Bán đảo Cà Mau, chủ yếu ở một số tỉnh, thành như: Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang. Các mô hình nuôi thủy sản phổ biến hiện nay là: canh tác lúa-tôm (tôm nước ngọt và tôm càng xanh), canh tác lúa-cá (cá lóc, cá rô, cá sặc, thác lác, cá chép, rô phi, mè vinh.), nuôi cá bè trên sông (cá ba sa, cá tra, cá lóc đen, cá lóc bông.), nuôi tôm/cá đăng quầng (cá linh, cá rô, các loại tôm tự nhiên.), nuôi cá lóc trong vèo, nuôi lươn mùa lũ, nuôi cá kết hợp VACB Các mô hình nuôi trồng thủy sản trên vùng nước lợ - mặn tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN