Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
HỌA SĨ MỸ THUẬT QUANG PHÒNG, THẦY TÔI
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Là công nhân trong doanh nghiệp nhà nước, ngày đi làm, tối về lại cắp bảng đến trường học thêm nghề vẽ, trong khoảng gần 10 năm học đêm ấy, tôi đã học qua nhiều thầy, trong số đó họa sĩ Quang Phòng đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng đẹp. Nay thầy vừa đi xa. Xin cho phép tôi được kể lại đôi điều tai nghe mắt thấy về thầy: người mang đậm tâm hồn nghệ sĩ và một nhân cách nghệ sĩ | HỌA SĨ MỸ THUẬT QUANG PHÒNG THẦY TÔI QUANG PHÒNG - Trên Rú Mứa Thanh Chương - 1965 thuốc nước. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Là công nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày đi làm tối về lại cắp bảng đến trường học thêm nghề vẽ trong khoảng gần 10 năm học đêm ấy tôi đã học qua nhiều thầy trong số đó họa sĩ Quang Phòng đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng đẹp. Nay thầy vừa đi xa. Xin cho phép tôi được kể lại đôi điều tai nghe mắt thấy về thầy người mang đậm tâm hồn nghệ sĩ và một nhân cách nghệ sĩ. Hà Nội sau năm 1954 Trường Mỹ thuật Yết Kiêu được mở lại. Trong số các họa sĩ đầu tiên được mời về giảng dạy có họa sĩ Quang Phòng. Chẳng biết có phải tại hai ông Huy Cận và Trần Văn Cẩn định giao phó cho thầy cái chân quản lý ngôi trường vừa mở lại ấy mà khiến thầy bị nạn Vì bỗng dưng ai đó đã chụp cho thầy cái mũ Nhân văn Giai phẩm chống Đảng. Thế là sau một thời gian được xếp sang phòng nghiên cứu của Nhà trường thầy phải cắp cặp rời Trường Yết Kiêu sang Nhà xuất bản Văn hóa. Tại đây vốn sẵn lòng yêu nước nồng nàn thầy lại hăm hở bắt tay vào công việc để cống hiến. Cùng với các đồng sự ba cuốn sách mà thầy chủ biên gửi dự thi triển lãm sách quốc tế ở Leipzig ở Moskva. đều giành được huy chương vàng. Và thế là cùng với những tác phẩm sơn mài truyền thống cực kỳ sâu lắng của các họa sĩ tài ba cộng với những cuốn sách xuất sắc của Nhà xuất bản Văn hóa lúc ấy Việt Nam đã trở thành một hiện tượng một điểm sáng văn hóa trong phong trào mỹ thuật các nước xã hội chủ nghĩa. Đến đoạn in tập tranh ký họa miền Nam gửi ra thì đúng là một kỳ tích. Ôm đống tranh sang Trung Quốc những tưởng kỹ thuật của họ cao cường ai dè cũng chỉ toàn là máy in offset một màu to tướng. Nhiều buổi thầy phải thức thâu đêm bên máy. Khó khăn chồng chất. Có phiên dịch đi kèm đấy song trình độ có hạn nên chữ tác đánh chữ tộ rất nhiều. Mỗi bức vẽ phải duyệt lên duyệt xuống in đi in lại đến mấy chục lần. Sau bốn tháng mới hoàn tất. Ngày mừng công tiễn biệt một quản đốc phân xưởng in bên đó nói Chúng tôi đã từng in .