Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài: Xử lý nước thải nhà máy giấy
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài: Xử lý nước thải nhà máy giấy do sinh viên Phạm Thị Kim Anh thực hiện có nội dung trình bày sự ô nhiễm môi trường nước và các thông số đặc trưng của nước thải, đặc trưng nước thải nhà máy giấy, công nghệ xử lý nước thải nhà máy giấy và kết luận. | Từ bể điều hòa nước được bơm trực tiếp qua bể keo tụ tạo bông, nhằm keo tụ làm giảm một lượng chất rắn lơ lửng tiếp tục được chảy qua bể lắng 1j. Tại bể lắng 1 loại bỏ các cặn sinh ra trong quá trình keo tụ tạo bông. Ở đây ta thu hồi bôt còn một phần bùn được đưa sang bể chứa bùn. Nước thải tiếp tục đưa sang bể Aerotank , bể này có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại bể Aerotank diễn ra các quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải với sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi tạo điều kiện cho sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiếp tục tiêu thụ các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể ở dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở 2500-4000 mg/l. Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể.Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào bể tiếp theo, vì vậy bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa.