Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển, thực trạng và giải pháp

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Cuốn sách gồm 5 chương: Chương 1 - Khái quát hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam, chương 2 - Thực trạng rừng ngập mặn ven biển Việt Nam, chương 3 - Các quy định về xây dựng rừng ngập mặn, chương 4 - Cơ chế chính sách liên quan tới khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ở Việt Nam, chương 5 - Hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây rừng ngập mặn. | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA PGS.TS. NGÔ ĐÌNH QUẾ PGS.TS. VÕ ĐẠI HẢI XÂY DỰNG RỪNG PHÒNG HỘ NGẬP MẶN VEN BIỂN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 1 MỞ ĐẦU Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng ẩm và mưa nhiều. Với đặc điểm đất nước ta dài có hình chữ S và giáp với biển đông nên đường bờ biển của Việt Nam rất dài với tổng chiều dài bờ biển tới hơn 3000 km trải dài từ Bắc vào Nam. Hàng năm chúng ta phải hứng chịu hàng chục cơn bão lốc từ biển Đông đổ vào gây thiệt hại nghiêm trọng cả về người và của. Chính vì vậy vai trò phòng hộ môi trường của dải rừng ngập mặn phòng hộ ven biển có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vai trò của dải rừng này không chỉ dừng lại ở việc giảm tác hại của gió bão biển tới con người tới sản xuất giảm chi phí tu sửa đê biển . mà nó còn có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tạo sinh kế cho người dân vùng biển nước ta bên cạnh đó hàng năm rừng ngập mặn giúp nước ta lấn ra biển nhiều chỗ tới hàng trăm mét tạo điều kiện mở rộng diện tích của đất nước. Sự phân bố và phát triển rừng ngập mặn ven biển của nước ta cũng có sự khác biệt rất rõ rệt cả về mức độ đa dạng loài sinh trưởng và phát triển của cây ngập mặn nó phụ thuộc vào đặc điểm địa hình ven biển điều kiện khí hậu độ mặn thể nền . Ở khu vực các tỉnh phía Nam rừng ngập mặn phân bố sinh trưởng và phát triển tốt hơn khu vực phía Bắc. Mặc dù vai trò của rừng ngập mặn là vô cùng quan trọng như vậy nhưng những năm qua diện tích rừng ngập mặn không ngừng bị suy giảm nếu như năm 1943 chúng ta có khoảng 408.500ha rừng ngập mặn thì tới năm 2006 con số này chỉ còn khoảng 209.741ha. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn là do tác động chặt phá của con người nhằm các mục đích lấy củi lấy gỗ và đặc biệt là chuyển đổi diện tích để nuôi tôm nuôi thủy sản khác. Sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế xã hội và môi trường đặc biệt là trong bối cảnh mà biến đổi khí hậu

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.