Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Uốn ván sơ sinh và cách phòng ngừa
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm và khó chữa. Hầu hết trẻ sơ sinh bị uốn ván đều tử vong. Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vacxin.Con người có thể nhiễm vi khuẩn uốn ván qua các vết thương do dụng cụ bẩn gây nên. Trẻ sơ sinh mắc uốn ván nếu cuống rốn bị nhiễm bẩn (dùng dao kéo bẩn cắt rốn, dùng tro đắp lên cuống rốn, tay của người đỡ đẻ bẩn.) Các dấu hiệu của uốn ván sơ sinh: Khi sinh ra, trẻ khỏe mạnh, bú bình thường trong 2 ngày đầu tiên (nếu tổn thương não, các. | Uốn ván sơ sinh và cách phòng ngừa Căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm và khó chữa. Hầu hết trẻ sơ sinh bị uốn ván đều tử vong. Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vacxin. Bệnh uốn ván do vi khuẩn clostridium tetani gây nên. Vi khuẩn này sống trong các tổ chức chết (như vết thương, cuống rốn trẻ sơ sinh), phân súc vật, đất, bụi, dụng cụ nhà nông, quần áo, da, chân tay. Nó tiết ra độc tố gây nhiễm độc hệ thần kinh điều khiển cơ vận động, gây co rút các cơ, làm cơ thể bị co cứng. Con người có thể nhiễm vi khuẩn uốn ván qua các vết thương do dụng cụ bẩn gây nên. Trẻ sơ sinh mắc uốn ván nếu cuống rốn bị nhiễm bẩn (dùng dao kéo bẩn cắt rốn, dùng tro đắp lên cuống rốn, tay của người đỡ đẻ bẩn.) Các dấu hiệu của uốn ván sơ sinh: Khi sinh ra, trẻ khỏe mạnh, bú bình thường trong 2 ngày đầu tiên (nếu tổn thương não, các dấu hiệu có ngay từ khi vừa sinh ra). Từ 3 đến 28 ngày sau khi sinh, trẻ ngậm miệng, không thể mở ra được, toàn thân co cứng, xen lẫn các cơn co giật nặng. Để phòng uốn ván sơ sinh, cần tiêm vacxin cho tất cả phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ ở những vùng có nguy cơ cao. Tuy nhiên, kháng thể phòng uốn ván truyền từ mẹ cho trẻ chỉ có tác dụng trong vài tháng. Vì vậy, dù mẹ đã được tiêm vacxin uốn ván, trẻ sinh ra vẫn cần tiêm vacxin DPT (phòng bệnh này và 2 bệnh bạch hầu, ho gà)đúng lịch quy định. Lịch tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ: - Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao. - Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1. - Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau. - Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau. - Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván. Tất cả phụ nữ có thai cần tới cơ sở y tế để tiêm vacxin uốn ván: - Đối với những người chưa bao giờ tiêm vacxin này, cần tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất tiêm càng sớm càng tốt khi có thai, mũi thứ hai tiêm sau đó ít nhất 1 tháng và trước đẻ ít nhất 1 tháng. - Đối với người đã tiêm 1 mũi vacxin trước đó (ít nhất 1 tháng), cần tiêm ngay mũi 2 càng sớm càng tốt và tiêm mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 ít nhất 6 tháng. - Đối với người đã tiêm 2 mũi vacxin phòng uốn ván trong lần có thai trước hoặc đã được tiêm 2 mũi do địa phương tổ chức, lần này chỉ cần tiêm 1 mũi cách lần trước ít nhất 6 tháng. - Nếu đã tiêm 3 hoặc 4 mũi vacxin, lần có thai này tiêm 1 mũi, sau lần trước ít nhất 1 năm. - Nếu đã tiêm 5 mũi vacxin phòng uốn ván thì không cần phải tiêm nữa. Nếu chỉ tiêm 1 mũi vacxin thì không có tác dụng phòng bệnh. Tiêm 2 mũi sẽ có tác dụng phòng bệnh trong khoảng 1-3 năm tính từ khi tiêm mũi thứ hai 15 ngày. Tiêm 4 mũi sẽ có tác dụng khoảng 5 năm từ 15 ngày sau khi tiêm. Nếu tiêm 5 mũi, bạn sẽ được miễn dịch với bệnh uốn ván suốt quá trình sinh đẻ. BS Nguyễn Thanh Tú, Sức Khoẻ & Đời Sống