Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính chống ung thư của cây giác đế đài to (goniothalamus macrocalyx ban) và giác đế cuống dài (goniothalamus gracilipes ban) họ na (annonaceae)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhiệm vụ của luận án: Thu hái các mẫu thực vật; điều chế các cặn chiết từ các mẫu thực vật; phân lập và tinh chế các hợp chất thiên nhiên từ các cặn chiết; xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được; thử hoạt tính chống ung thư và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các hợp chất phân lập được. | I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Chi Goniothalamus tên Tiếng Việt là Giác đế thuộc họ Na Annonaceae có 160 loài phân bố ở các vùng nhiệt đới cận nhiệt đới đặc biệt ở Châu Á tập trung nhiều ở Đông Nam Á. Nhiều loài trong số đó đã được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Theo tác giả Nguyễn Tiến Bân chi Goniothalamus ở Việt Nam có 19 loài. Một số loài trong chi này được sử dụng chữa vết thương làm thuốc trị đòn ngã tổn thương gãy xương làm thuốc bổ kích thích tiêu hóa. Cho đến nay mới có khoảng 30 loài trong số 160 loài thuộc chi Goniothalamus được nghiên cứu về hoá thực vật. Các nghiên cứu này cho thấy styryl-lactone alkaloid và acetogenin là các lớp chất chính có trong các loài Goniothalamus trong đó nhiều styryl-lactone và acetogenin thể hiện hoạt tính sinh học phong phú như hoạt tính gây độc tế bào chống khối u trừ sâu chống nấm kháng trùng sốt rét kháng lao và hoạt tính chống oxi hóa. Trong khuôn khổ của Đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản mã số 104.01.76.09 và dự án Hợp tác Quốc tế Pháp - Việt Nghiên cứu hóa thực vật của thảm thực vật Việt Nam một số loài Goniothalamus của Việt Nam đã được thu hái và thử hoạt tính sơ bộ. Kết quả cho thấy dịch chiết EtOAc của vỏ và quả cây Goniothalamus macrocalyx Ban có khả năng ức chế lần lượt 50 2 43 1 dòng tế bào ung thư biểu mô KB ở nồng độ 1 pg mL. Dịch chiết EtOAc của lá và quả cây Goniothalamus gracilipes Ban có khả năng ức chế lần lượt 29 7 17 0 dòng tế bào KB ở nồng độ 1 0 pg mL. Cho đến nay mới chỉ có 2 loài Goniothalamus của Việt Nam G. tamirensis G. vietnamensis được nghiên cứu về thành phần hóa học và chưa có công trình trong nước hay quốc tế nào nghiên cứu về hóa học của hai loài G. macrocalyx Ban và G. gracilipes Ban. Do vậy chúng tôi lựa chọn hai loài Goniothalamus này làm đối tượng nghiên cứu của Luận án Cây Giác đế đài to Goniothalamus macrocalyx Ban Annonaceae Cây Giác đế cuống dài Goniothalamus gracilipes Ban Annonaceae 2. Nhiệm vụ của luận án Thu hái các mẫu thực vật. Điều chế các cặn chiết từ các