Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Các bệnh da thường gặp ở trẻ em
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Người ta phân biệt bệnh da bẩm sinh (phát hiện ngay sau khi trẻ sinh ra) và bệnh da mắc phải (phát hiện vài tuần hoặc vài tháng sau khi sinh). Có bệnh phải xử lý ngay nhưng cũng có bệnh không cần có biện pháp gì. Sau đây là một số bệnh thường gặp nhất. | Các bệnh da thường gặp ở trẻ em Người ta phân biệt bệnh da bẩm sinh (phát hiện ngay sau khi trẻ sinh ra) và bệnh da mắc phải (phát hiện vài tuần hoặc vài tháng sau khi sinh). Có bệnh phải xử lý ngay nhưng cũng có bệnh không cần có biện pháp gì. Sau đây là một số bệnh thường gặp nhất. 1. Bớt tím: Là những dát màu xanh tím, do sự ứ đọng nhiều tế bào melanocyte ở lớp bì của da gây nên. Bớt có kích thước thay đổi từ vài đến hàng chục milimét. Vị trí hay gặp là vùng sau mông. Bớt tím thường gặp trẻ sơ sinh người phương Đông. Khi trẻ lớn lên, những bớt này sẽ từ từ biến mất mà không cần can thiệp gì. 2. Hạt kê: Là những hạt nhỏ màu trắng đục nhô trên da, thường gặp ở trẻ mới sinh do sự ứ đọng của chất bã. Các hạt này sẽ tự biến mất sau vài tuần lễ. Ở một số trẻ lớn, hạt kê có thể xuất hiện tại vùng tay, chân, mặt. 3. Rôm sảy: Là hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép, bít kín lại làm mồ hôi không tiết ra được. Biểu hiện bệnh là những hạt nhỏ màu hồng hơi cứng. Rôm sảy thường gặp vào mùa nắng nóng ở những trẻ em hay bị ra mồ hôi nhiều. Vị trí hay gặp là vùng sau lưng. 4. Chốc: Là bệnh nhiễm trùng da nguyên phát do liên cầu trùng hoặc tụ cầu trùng gây ra. Tổn thương thường xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ. Bệnh khởi phát bằng một bóng nước trong có hình tròn dẹp, sau vài giờ bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng mày vàng giống màu mật ong. Chốc có thể lan sang vùng kế cận, gây viêm hạch bạch huyết ở gần đó. Sau khi tróc mày, chốc thường để lại vết thâm lâu dài. 5. Nhọt: Là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức chung quanh, chủ yếu do tụ cầu trùng gây nên. Nhọt thường trải qua các giai đoạn sưng-nóng-đỏ-đau, dần dần mềm vỡ ra, chảy mủ và thành sẹo. Trẻ em sống trong môi trường nóng nực, vệ sinh da kém, sử dụng nhiều chất ngọt dễ bị nổi nhọt. 6. Chàm sữa (lác sữa): Là bệnh chàm thể tạng, gặp ở trẻ em từ 3 tháng tuổi. Các mụn nước nhỏ li ti sẽ xuất hiện ở hai bên má, rồi đến cằm và trán. Chúng sẽ nhanh chóng vỡ ra, làm da trở nên đỏ và bị rớm dịch. Nếu có nhiễm trùng đi kèm, da sẽ đỏ hơn, đóng mày màu vàng, khiến trẻ ngứa nhiều. Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần, đến khoảng 2 tuổi có thể biến mất mà không để lại dấu vết gì. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em khá phức tạp, khó phát hiện được, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh này. 7. Ghẻ: Là bệnh lây truyền trong gia đình, tập thể. Nguyên nhân gây bệnh là ký sinh trùng có tên Sarcopte Scabiei. Triệu chứng gồm: nổi mụn nước ở các kẽ tay, cổ tay, vùng bụng, bộ phận sinh dục; ngứa nhiều về ban đêm. Trong gia đình ngu bệnh thường có vài người mang biểu hiện tương tự. 8. Nấm Candida albicans: Bệnh hay xuất hiện ở bộ phận sinh dục ngoài và vùng bẹn của trẻ nhỏ, nhất là các bé gái. Môi trường ẩm ướt, mồ hôi ra nhiều, nước tiểu hay bị ứ đọng là các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nấm Candida albicans. Bệnh nhân có biểu hiện như một vùng da rộng lớn bị đỏ bóng, có ít bợn trắng, kèm theo ngứa. 9. Viêm da vùng tã lót: Là phản ứng viêm da cấp tính, với các biểu hiện: da bị đỏ, nổi mụn nước và sẩn đỏ. Bệnh xuất hiện ở vùng hay mang tã lót. Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh bao gồm: da bị ẩm kéo dài, nước tiểu và phân làm độ pH gia tăng. Để phòng bệnh, các bà mẹ cần thay tã lót thường xuyên hoặc chuyển sang dùng tã vải cho trẻ. BS Huỳnh Huy Hoàng, Sức Khỏe & Đời Sống