Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Trên cơ sở thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. | 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tập đoàn Dệt may Việt nam được thành lập ngày 02 12 2005 theo Quyết định 314 2005 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Tổng công ty Dệt May Việt nam. Trong những năm qua Tập đoàn Dệt - May Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước về tạo việc làm nguồn thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong những năm gần đây trong bối cảnh nền kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế thế giới mặt khác trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng Tập đoàn Dệt - May Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn thách thức to lớn đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ cả về kỹ thuật - công nghệ sản xuất tổ chức quản lý cơ chế chính sách để có thể tiếp tục cạnh tranh bình đẳng và phát triển một cách bền vững. Nghị quyết Hội nghị TW 3 của BCH Trung ương Đảng khóa XI đã đề ra mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015 là Phát triển kinh tế nhanh bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả sức cạnh tranh . . Quốc hội Khóa XIII cũng đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 trong đó tái cơ cấu doanh nghiệp chủ yếu là các TĐKT TCT Nhà nước là một trong ba trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế. Tái cơ cấu TĐKT TCT nhà nước đòi hỏi phải thực hiện nhiều nội dung khác nhau từ tổ chức lại hệ thống sản xuất ngành nghề kinh doanh bộ máy quản lý đến nguồn nhân lực chiến lược phát triển thị trường và sản phẩm. Điều đó cũng liên quan mật thiết đến các hoạt động tài chính của Tập đoàn đòi hỏi cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn cũng phải được tiếp tục đổi mới hoàn thiện cho phù hợp tạo điều kiện thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Tập đoàn. Về khung khổ pháp lý mặc dù từ năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 101 2009 NĐ-CP ngày 5 11 2009 về thí điểm thành lập tổ chức hoạt động