Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống cấp nước thành phố

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế của nước nhà đang tăng trưởng mạnh. Đảng và chính phủ rất quan tâm đến mọi mặt của xã hội, trong đó vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước cũng như các tổ chức, thu hút nhiều dự án đầu tư và các chương trình phát triển nhằm giải quyết một cách tốt nhất vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nói chung và vấn đề cung. | Nước từ bể trộn , chảy theo máng dọc (1) đặt ở giữa các ngăn lắng theo ống đứng (2) đặt cách nhau 1(m) chảy xuống dưới với tốc độ 0.3(m/s). Cuối ống chia làm 3 nhánh đầu nhánh dặt vòi phun 3 với tốc độ 0.6(m/s), miệng vòi phun đặt cách bể 0.1(m), khoảng cách giữa các vòi phun 1m . Nước qua vòi phun chạm đáy bể, đổi chiều dòng chảy đi hết chiều cao 0.4(m) phân phối đều trên diện tích lắng tiếp tục qua lớp cặn lơ lửng (9) dày 2(m). Nước trong đi lên qua vùng bảo vệ 1.5(m) được thu vào 4 máng thu (4) đặt dọc ngăn lắng . Để thu cặn tích luỹ trong lớp cặn lơ lửng, giữa hai hành lang lắng dùng phếu thu (10) đặt trong ngăn lắng cặn . Cặn dư từ ngăn lắng tràn qua cửa sổ thu cặn (6) cao 0.1-0.15(m) cửa sổ thu cặn đặt dọc hành lang (5) có mái che (7), mép mái che ngập trong lớp cặn lơ lửng 0.05(m). Mép phễu có độ cao bằng mặt trên của lớp cặn lơ lửng. Khoảng cách giữa mép phễu tới thành bể L=2.2(m). Diên tích đáy phễu ngang mặt lớp cặn lơ lửng lấy bằng 20-30% diện tích bể . Xả cặn bằng ống mềm, có thể xả cặn với các chu kỳ khác nhau tuỳ từng chất lượng nước . Côn thu cặn được nâng bởi hệ thống pa-lăng tuỳ vào hàm lượng cặn trong nước nguồn mà ta nâng côn thu lên chiều cao phù hợp với chiều dày lớp cặn trong bể . Xả khô bể dùng ống xả đáy (8).