Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
SỰ HÌNH THÀNH VƯƠNG QUỐC CHĂM PA VÀ PHÙ NAM
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Văn hóa Sa Huỳnh (khoảng 1000 năm TCN- cuối thế kỷ thứ 2) ở miền Trung cùng với văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc và văn hóa Óc Eo ở phía Nam đã tạo thành “tam giác văn hóa” của Việt Nam. Và hiện nay các chuyên gia đều thừa nhận rằng, sự ra đời của nhà nước Chăm Pa chính là kết quả từ sự kế tục văn hóa Sa Huỳnh. | Phù Nam kí cho biết: "Cư dân Phù Nam làm ruộng theo lối cổ, gieo giống một năm gặt hái luôn 3 năm". Kết quả của những cuộc khảo sát và khai quật khảo cổ học đã minh hoạ khá rõ nét những chi tiết về đời sống kinh tế của người Phù Nam được chép lại trong các sử liệu của Trung Hoa. Tác giả Nguyễn Xuân Hiển khi trình bày về "Nghề trồng lúa cổ ở Óc Eo trong "Văn hoá Óc Eo và các văn hoá cổ ở đồng bằng sông Cửu Long" có xác nhận: "Bằng chứng khảo cổ học càng khẳng định truyền thống và tính đa dạng của hoạt động trồng lúa. Những di chỉ khảo cổ học ở miền Đông đồng bằng Nam bộ như Lộc Chánh, An Sơn (Đức Hoà, Long An), Rạch Núi (Cần Giuộc, Long An) Bình Tả (Đức Hoà, Long An) và miền Tây đồng bằng như Nền Chùa (Kiên Giang), Đồng Tháp cho những chứng cứ không thể rõ ràng hơn về hoạt động trồng lúa vào những niên đại khá sớm – thuộc thời đại đồng thau ". Các nhà nông học đã chứng minh có một loại lúa nổi, dạng hạt thon thuộc loại lúa của cư dân ở Nền Chùa “lúa nổi được trồng ở thượng châu thổ, nơi ngập nước sâu nhiều tháng trong năm. Các giống lúa nổi có khả năng chịu đựng được tình trạng ngập sâu, tăng trưởng rất nhanhít phải chăm bón nhưng năng suất thấp”. Tuy năng suất thấp nhưng diện tích lớn, nên không thiếu lương thực.