Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Dao động và Sóng (Phần 6)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chương 3 Sóng tự do Dây thanh quản của bạn hoặc lưỡi gà kèn saxophone có thể dao động, nhưng có khả năng dao động đó sẽ chẳng có công dụng gì nhiều nếu như các dao động không thể truyền tới tai người nghe bởi sóng âm. Vậy sóng là gì và tại sao chúng tồn tại ? Hãy đặt đầu ngón tay của bạn vào giữa cốc nước và đột ngột lấy nó ra. | Bài giảng Dao động và Sóng Phần 6 Chương 3 Sóng tự do Dây thanh quản của bạn hoặc lưỡi gà kèn saxophone có thể dao động nhưng có khả năng dao động đó sẽ chẳng có công dụng gì nhiều nếu như các dao động không thể truyền tới tai người nghe bởi sóng âm. Vậy sóng là gì và tại sao chúng tồn tại Hãy đặt đầu ngón tay của bạn vào giữa cốc nước và đột ngột lấy nó ra. Bạn sẽ để ý thấy hai kết quả thật ngạc nhiên đối với đa số mọi người. Thứ nhất bề mặt phẳng lặng của nước không dễ gì tràn đều xuống lấp đầy thể tích bỏ trống bởi ngón tay của bạn. Thay vì vậy các gợn sóng trải ra và quá trình san phẳng ra xảy ra trong một khoảng thời gian dài trong lúc nước tại chính giữa dao động lên xuống so với mực nước bình thường. Loại chuyển động sóng này là chủ đề của chương này. Thứ hai bạn nhận thấy các gợn sóng nảy khỏi thành cốc theo kiểu giống hệt như quả bóng nảy khỏi bức tường. Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ nói về cái xảy ra với sóng có ranh giới xung quanh chúng. Cho đến nay chúng ta hạn chế mình với hiện tượng sóng có thể phân tích như thể môi trường ví dụ nước là vô hạn và giống nhau ở mọi nơi. Thật chẳng khó khăn gì để hiểu được tại sao việc lấy đầu ngón tay của bạn ra lại tạo ra các gợn sóng chứ không đơn giản cho phép nước tràn xuống trở lại một cách đều đặn. Chỗ lõm ban đầu a để lại phía sau ngón tay của bạn có các mặt dốc và nước ở lân cận chỗ lõm chảy tràn xuống để lấp đầu lỗ trống. Mặt khác nước ở phía xa bên ngoài thoạt đầu không có cách nào biết được chuyện gì vừa xảy ra vì không có mặt dốc nào cho nó chảy xuống. Khi lỗ trống lấp đầy nước dâng lên tại chính giữa mang lại một động lượng hướng lên và vượt quá tạo ra một chỗ hơi nhô nơi có lỗ trũng ban đầu. Khu vực ngay bên ngoài vùng này bị lấy mất một số nước của nó để hình thành chỗ nhô cho nên một cái hào lõm xuống được hình thành b . Hiệu ứng này lan ra bên ngoài tạo ra các gợn sóng. a Dìm một ngón tay vào nước 1 gây ra một nhiễu động phân tán ra bên ngoài 2. b Hai mẫu gợn sóng tròn truyền qua lẫn nhau. Không .