Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khí tượng học synốp phần 1

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Chương 1. Những động lực, nguồn năng lượng và các đặc điểm cơ bản của hoàn lưu nhiệt đới Trần Công Minh Khí tượng học synốp(Phần nhiệt đới) NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006. Từ khoá: Hoàn lưu nhiệt đới, nhiệt đới. Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. | Chương 1. Những động lực nguồn năng lượng và các đặc điểm cơ bản của hoàn lưu nhiệt đới Trần Công Minh Khí tượng học synốp Phần nhiệt đới NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006. Từ khoá Hoàn lưu nhiệt đới nhiệt đới. Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả. Mục lục CHƯƠNG 1.2 NHỮNG ĐỘNG LỰC NGUỒN NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HOÀN LƯU NHIỆT ĐỚI.2 1.1 RANH GIỚI MIỀN NHIỆT ĐỚI. 2 1.2 CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG NHIỆT CỦA MẶT ĐẤT VÀ KHÍ QUYỂN.3 1.3 NHỮNG nhân tố Vật lý cơ BẢN .7 1.4 BẢO TOÀN MÔMEN QUAY VÀ SỰ TỒN TẠI ĐỚI GIÓ ĐÔNG NHIỆT ĐỚI VÀ ĐỚI GIÓ TÂY ÔN ĐỚI.9 1.5 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HOÀN LƯU NHIỆT ĐỚI.10 1.5.1 Phân bố theo vĩ độ của tốc độ gió khí áp độ phân kỳ và hội tụ.11 1.5.2 Chuyển động thẳng đứng và dải mưa.11 1.5.3 Sự biến đổi theo mùa của hoàn lưu nhiệt đới và sự bất đối xứng của hai bán cầu.13 1.6 TRƯỜNG ÁP trường gió miền nhiệt đới.14 1.7 CHUYỂN Động thẳng Đứng. 22 1.8 DÒNG XIẾT MIỀN CẬN NHIỆT VÀ NHIỆT ĐỚI.23 1.9 ÁP CAO CẬN NHIỆT TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ÁP CAO TIBET.26 2 Chương 1 NHỮNG ĐỘNG Lực NGUỒN NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC ĐẶC điểm Cơ bản Của hoàn Lưu NHIỆT ĐỚI 1.1 RANH GIỚI MIỀN NHIỆT ĐỚI Trước tiên ta hãy xác định khu vực nhiệt đới trên Trái Đất. Hiện nay có một số cách xác định miền nhiệt đới theo quan điểm địa lý và theo quan điểm khí tượng. Theo quan điểm địa lý miền nhiệt đới là miền nằm ở hai phía xích đạo và giới hạn bởi chí tuyến Bắc 23o30 N và chí tuyến Nam 23o30 S giới hạn ngoài của khu vực Mặt Trời có thể nằm ở vị trí thiên đỉnh. Trong khí tượng người ta còn coi miền nhiệt đới là miền nằm giữa hai vĩ tuyến 30 N và 30oS gần trùng với vị trí trung bình của trục cao áp cận nhiệt mỗi bán cầu là đường phân chia hoàn lưu khí quyển thịnh hành đới gió đông trong miền nhiệt đới và đới gió tây ôn đới. Ranh giới này di chuyển theo hướng kinh tuyến và theo mùa bao .