Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sống cùng một vì sao (Phần 1)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phóng lên quỹ đạo hồi tháng 2, dữ liệu thu về từ bộ thiết bị nhạy gắn trên Đài thiên văn Động lực học Mặt trời của NASA đã định hình lại cái chúng ta biết về các quá trình mặt trời và nguyên nhân gây ra thời tiết vũ trụ. | Sống cùng một vì sao Phần 1 Phóng lên quỹ đạo hồi tháng 2 dữ liệu thu về từ bộ thiết bị nhạy gắn trên Đài thiên văn Động lực học Mặt trời của NASA đã định hình lại cái chúng ta biết về các quá trình mặt trời và nguyên nhân gây ra thời tiết vũ trụ. Ảnh NASA Mặt trời của chúng ta trông xinh đẹp nhất tại thời khắc nguy hiểm nhất của nó. Nét đẹp đó có thể nhìn thấy từ trên trái đất này ở dạng ánh sáng phương bắc hoặc phương nam cực quang chúng xuất hiện khi các hạt tích điện từ Mặt trời đến va chạm với tầng cao khí quyển của trái đất. Nhưng trong không gian ngoài kia các hệ quả của thời tiết vũ trụ do Mặt trời gây ra không ôn hòa như vậy các hạt năng lượng cao tia X và tia gamma mà Mặt trời phát ra có thể gây hủy hoại đối với các thiết bị điện tử nhạy làm hỏng các máy vi tính và có các tác động nguy hiểm có lẽ khó tránh khỏi đối với các nhà du hành vũ trụ. Trong đa phần thời gian bầu khí quyển và từ trường của Trái đất bảo vệ chúng ta khỏi những sự kiện dữ dội hơn xảy ra trong khí quyển mặt trời thí dụ như các vụ nổ ở gần bề mặt thần thái dương gọi là các tai lửa mặt trời hay các đợt phun trào của những bọt khí khổng lồ từ bên trong Mặt trời gọi là sự phun trào vật chất vành nhật hoa hay CME . Tuy vậy khi các hạt tích điện từ Mặt trời đến chạm trán với từ trường của Trái đất thì từ trường Trái đất bị biến dạng và bị nén. Những sự thay đổi mật độ hạt tích điện trong tầng cao khí quyển có thể tạo ra những hiệu ứng nổi bật. Sự truyền thông vô tuyến có thể bị gián đoạn và thỉnh thoảng những sự thay đổi như vậy có thể cảm ứng những dòng điện nguy hại trong những đường dây truyền tải điện đường xa trong cáp điện chôn dưới đất và trong các đường ống dẫn dầu. Những tia lửa khổng lồ có thể phá hủy các máy biến điện và làm tê liệt mạng lưới cấp điện. Nhưng giống như màn trình diễn cực quang các quá trình mặt trời gây ra thời tiết vũ trụ cũng đẹp một cách ngoạn mục. Ảnh bên dưới cho thấy một tai lửa hình vành phun lên từ bề mặt Thái dương gửi một xung plasma lao nhanh ra ngoài ở