Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đạo trong thương hiệu

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tham khảo tài liệu 'đạo trong thương hiệu', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Đạo trong thương hiệu Tiếp theo bài viết Có hay không nhân cách thương hiệu tốt xấu đăng trên mục Sổ tay quản trị số ra tuần trước bài viết dưới đây chia sẻ thêm về đề tài nhân cách thương hiệu. Thương hiệu đâu chỉ có bề ngoài. Thương hiệu không chỉ giúp người tiêu dùng đơn giản hóa việc chọn lựa mà còn đóng vai trò như một người bạn lòng trong cuộc sống giúp họ chia sẻ những cảm xúc hay ước muốn như cảm giác an toàn tự do nổi loạn thành công hạnh phúc đẳng cấp hoặc đề cao cái tốt cái đẹp. Nike từng nổi danh nhờ thể hiện tinh thần hướng đến sự chiến thắng chống lại tệ nạn bạo lực trong bóng đá thông qua phim quảng cáo Good Evil Tốt và xấu nhưng thương hiệu này cũng từng bị tẩy chay ở nhiều nước trên thế giới khi một nhà máy gia công sản xuất của họ sử dụng lao động trẻ em. Tại Việt Nam sản phẩm của Vedan có thể có chất lượng nhưng thương hiệu thì đã chết trong lòng người tiêu dùng vì thiếu chữ nhân bên trong chính nó. Chính vì thế mà một thương hiệu xem nhẹ hoặc không xem việc sống đàng hoàng và tử tế như là đạo của mình thì sẽ chẳng mấy ai ủng hộ. Nên hiểu đạo ở đây là đạo lý làm người đạo lý trong nghề và cũng chính là con đường kinh doanh mà doanh nghiệp dấn thân trao đổi lợi ích với khách hàng và cộng đồng. Quan sát cho thấy ở những doanh nghiệp sở hữu thương hiệu lớn đạo được chia sẻ dựa trên các giá trị nhân bản và được thể hiện một cách nhất quán và tự nhiên ở mọi hoạt động từ việc đối xử công bằng với người lao động tôn trọng đối tác cho đến chất lượng sản phẩm trách nhiệm với môi trường và cách hành xử của cấp lãnh đạo với cấp dưới tất cả đều có liên quan đến danh tiếng thương hiệu của doanh nghiệp. .Cần lắm cái gốc bên trong hình mẫu của thương hiệu Trong cuốn Dấu ấn thương hiệu của GS.TS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm có nêu rằng trong tâm lý và xã hội học nhân cách bao gồm cá tính và cá tính thì bao gồm tính cách. Tuy không đồng nhất nhưng chúng thường hòa quyện vào nhau dễ gây ra sự ngộ nhận cho nên ta khó có thể đánh giá một con người qua vẻ bề ngoài là vậy.