Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, VẬT HẬU, KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY THANH THẤT (AILANTHUS TRIPHYSA (DENNST) ALSTON) "
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy Thanh thất có phân bố nhiều ở khu vực Phú Yên và Bình Định. Loại đất chủ yếu ở đây là feralit phát triển trên đá Granite, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, hơi chua. Thanh thất phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 300m so với mực nước biển, chủ yếu ở các trạng thái rừng thứ sinh, khoảng trống trong rừng, ven đường, ven rừng trồng, ven nương rẫy và dọc theo các khe suối; Khả năng tái sinh tự nhiên của Thanh thất kém. Mật. | MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIẺM SINH THÁI VẬT HẬU KỸ THUẬT NHÂN GIÓNG CÂY THANH THÁT AILANTHUS TRIPHYSA DENNST ALSTON Phạm Văn Bốn Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy Thanh thất có phân bố nhiều ở khu vực Phú Yên và Bình Định. Loại đất chủ yếu ở đây là feralit phát triển trên đá Granite tầng đất mỏng thành phần cơ giới nhẹ hơi chua. Thanh thất phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 300m so với mực nước biển chủ yếu ở các trạng thái rừng thứ sinh khoảng trống trong rừng ven đường ven rừng trồng ven nương rẫy và dọc theo các khe suối Khả năng tái sinh tự nhiên của Thanh thất kém. Mật độ cây tái sinh ở các cấp độ tàn che của tán rừng có sự khác nhau lớn giảm rõ rệt theo hướng tăng của cấp độ tàn che của tán rừng Thanh thất ra hoa vào tháng 2-3 quả chín vào tháng 5-6 ở khu vực Đông Nam Bộ. Ở khu vực Nam Trung Bộ thì chậm hơn khoảng 1 tháng. Tỷ lệ cây ra hoa đạt 90 tỷ lệ cây đậu quả 50 Sinh trưởng rừng trồng Thanh thất ở Phú Yên và Bình Phước có sự chênh lệch lớn. Ở Phú Yên sinh trưởng rất chậm tăng trưởng bình quân năm về đường kính chỉ đạt 0 82-1 04cm năm và chiều cao là 0 46-0 72m năm. Ở Bình Phước sinh trưởng khá nhanh tăng trưởng bình quân năm về đường kính đạt 2 63cm năm về chiều cao là 1 65m năm. Hạt Thanh thất rất dễ xử lý nẩy mần có thể xử lý bằng nước lạnh hoặc nước ấm 2 sôi 3 lạnh Trong điều kiện môi trường thông thường hạt mất sức nảy mầm sau 2-3 tháng. Tuy nhiên trong môi trường lạnh ở 10oC sau 12 tháng tỷ lệ nảy mầm có thể còn 70 Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Thanh thất trong giai đoạn gieo ươm cấp độ che bóng 25 cho kết quả tốt nhất. Hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây Thanh thất trong giai đoạn gieo ươm. Hai công thức hỗn hợp ruột bầu có hiệu quả tương đương nhau vượt trội so với công thức đối chứng và các công thức khác là hỗn hợp 90 đất 10 phân bò hoai và hỗn hợp 89 đất 10 phân bò hoai 1 phân VSSG . Từ khóa Sinh thái Vật hậu Nhân giống Cây Thanh thất I. MỞ ĐẦU .