Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chủ nghĩa kinh nghiệm như một trào lưu (thậm chí có thể gọi là khuynh hướng) gắn liền với các thành quả của khoa học tự nhiên thực nghiệm, được hình thành tại Italia và Hà Lan ngay từ thế kỷ XVI, tại Anh thế kỷ XVII. Là trung tâm kinh tế và văn hóa châu Âu, nước Anh cũng là nơi khai sinh ra chủ nghĩa kinh nghiệm duy vật Anh, gắn liền với tên tuổi Bacon. Hobbes tiếp tục truyền thống đó, nhưng thực hiện những điều chỉnh cần thiết dưới tác động của cơ học và. | Khê ước xã hội của Thomas Hobbes 2 Phương pháp luận của Thomas Hobbes PHƯƠNG PHÁP LUẬN Chủ nghĩa kinh nghiệm như một trào lưu thậm chí có thể gọi là khuynh hướng gắn liền với các thành quả của khoa học tự nhiên thực nghiệm được hình thành tại Italia và Hà Lan ngay từ thế kỷ XVI tại Anh thế kỷ XVII. Là trung tâm kinh tế và văn hóa châu Âu nước Anh cũng là nơi khai sinh ra chủ nghĩa kinh nghiệm duy vật Anh gắn liền với tên tuổi Bacon. Hobbes tiếp tục truyền thống đó nhưng thực hiện những điều chỉnh cần thiết dưới tác động của cơ học và xu thế toán học hóa tư duy. Trong quan niệm về nguồn gốc của tri thức Hobbes tiếp tục bảo vệ duy cảm luận mà quan điểm cốt lõi của nó là không có cái gì trong trí tuệ nếu không có trước hết trong cảm giác hoặc không có bất kỳ khái niệm nào trong trí tuệ con người nếu không được sinh ra trước tiên toàn bộ hay từng phần trong các cơ quan cảm giác Sđd tr. 50 . Nhận thức con người về thực chất được bắt đầu từ cảm giác bởi lẽ nếu không có các cảm giác sẽ không có biểu tượng không có ký ức không có quan niệm. Suy rộng ra cảm giác không tách rời khỏi đời sống con người nó đem đến cho cuộc sống thường nhật tri thức về sự kiện cognitio . Song Hobbes lưu ý rằng các hình ảnh do cảm giác đem đến dưới hình thức các sự kiện vẫn không đủ cơ sở để giải thích hiện tượng của khoa học. Vì thế cần xác lập khoa học về tính toán hay toán học. Đây là điểm khác biệt giữa Hobbes và Bacon. Trong bảng phân loại khoa học của mình Bacon đánh giá toán học chỉ như thứ khoa học bổ trợ cho triết học chứ không nâng lên vị trí của một khoa học đúng nghĩa. Ngược lại Hobbes chú trọng đặc biệt đến các nguyên lý duy lý - toán học của tư duy. Hobbes chỉ đồng ý với Bacon trong thái độ đối với tam đọan luận của Aristote là thứ thuyết vô giá trị trong việc xét đoán tính chân thực của tri thức. Nhờ khai thác được những tư tưởng quý giá từ các công trình toán học của Euclide tiếp xúc nghiên cứu tác phẩm hoặc trao đổi với các nhà toán học và các nhà khoa học tự nhiên lớn của thời