Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 3
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bản thể luận của Thomas Hobbes Trong lời đề dẫn cho tác phẩm lớn “Về những nguyên lý triết học”, sau khi đánh giá công lao của các nhà khoa học cùng thời trong việc khám phá bí mật của vũ trụ, tìm hiểu cơ chế vận hành của cơ thể người, Hobbes đặt ra cho mình nhiệm vụ trên cơ sở khái quát các thành quả của vật lý học, thiên văn học, y – sinh học đương đại đi đến thiết lập một thứ vật lý đặc biệt – vật lý về cơ thể người - “vật. | Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 3 Bản thể luận của Thomas Hobbes Trong lời đề dẫn cho tác phẩm lớn Về những nguyên lý triết học sau khi đánh giá công lao của các nhà khoa học cùng thời trong việc khám phá bí mật của vũ trụ tìm hiểu cơ chế vận hành của cơ thể người Hobbes đặt ra cho mình nhiệm vụ trên cơ sở khái quát các thành quả của vật lý học thiên văn học y - sinh học đương đại đi đến thiết lập một thứ vật lý đặc biệt - vật lý về cơ thể người - vật thể giữa vật thể đồng thời là vật thể xã hội sinh vật có lý trí. Điều đó có nghĩa là bên cạnh vật lý học như khoa học chung về tự nhiên Hobbes cũng nhấn mạnh vị trí cực kỳ quan trọng của vật lý xã hội . Ông viết Vật lý học không phải là hiện tượng mới. Tuy nhiên triết học về xã hội và nhà nước Philosophiacivilis còn mới hơn nó không già hơn so với quyển sách Về công dân do tôi viết. Liệu có đúng không Chẳng lẽ giữa những nhà triết học cổ đại Hy Lạp không có người nào bàn về vật lý và về nhà nước Lẽ cố nhiên trong số họ có những người nuôi tham vọng như thế mà về họ kẻ chế nhạo Lucian từng bàn đến lịch sử nhà nước từng biết đến. Song điều này không có nghĩa là thứ triết học ấy đã tồn tại Sđd tr. 68 . Vì thế Hobbes xác định nhiệm vụ của triết học là từ việc giải thích nguyên nhân và các quy luật của thế giới của giới tự nhiên làm cơ sở để xây dựng triết học về con người xã hội nhà nước. Do chỗ đối tượng của triết học là mọi vật thể nên sự nghiên cứu bắt đầu từ vật thể tự nhiên. Triết học tự nhiên hay vật lý học được Hobbes xem như triết học thứ nhất với các chương đề cập lần lượt đến không gian và thời gian chương VII vật thể và ngẫu tính chương VIII nguyên nhân và hành động chương IX hiện thực và khả năng chương X đồng nhất và khác biệt chương XI lượng chương XII sự tương tự hay sự đồng nhất của quan hệ chương XIII đường thẳng và đường cong góc và hình chương XIV . Việc trước tiên theo Hobbes là làm sáng tỏ vấn đề truyền thống trong triết học -vấn đề tồn tại. Đặc điểm cơ bản của tồn tại là tính vật thể. Mỗi biểu hiện