Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tìm hiểu về Hiến chương ASEAN và nền pháp quyền Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Một bản Hiến chương với 13 chương và 54 điều đã được 10 quốc gia ASEAN thông qua. Từ nay, thay vì các tuyên bố chính trị, các quốc gia thành viên sẽ từng bước thiết lập một khế ước chung sống với những nguyên tắc chung. Trọng tâm của bản Hiến chương là những cuộc dàn xếp về tổ chức để ASEAN có thể hoạt động như một thiết chế có các bộ máy thường trực và hiệu năng, từng bước xoá đi ký ức về ASEAN như những diễn đàn với những tuyên bố chính trị lỏng. | Hiến chương ASEAN và nền pháp quyền Việt Nam Một bản Hiến chương với 13 chương và 54 điều đã được 10 quốc gia ASEAN thông qua. Từ nay thay vì các tuyên bố chính trị các quốc gia thành viên sẽ từng bước thiết lập một khế ước chung sống với những nguyên tắc chung. Trọng tâm của bản Hiến chương là những cuộc dàn xếp về tổ chức để ASEAN có thể hoạt động như một thiết chế có các bộ máy thường trực và hiệu năng từng bước xoá đi ký ức về ASEAN như những diễn đàn với những tuyên bố chính trị lỏng lẻo. Nếu Hiến chương có tác động đến Việt Nam thường chỉ liên quan đến việc cụ thể hoá các nghĩa vụ của Việt Nam như một thành viên phải tham gia đóng góp vào công việc chung của tổ chức này từ đóng góp ngân sách tham gia các diễn đàn tổ chức ban đại diện của ASEAN. Việt Nam như các quốc gia thành viên khác có nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các mục tiêu cũng như nguyên tắc của Hiến chương ASEAN. Trong nhiều nguyên tắc đó Điều 1 và 2 của bản Hiến chương nhắc tới và lặp lại nguyên tắc tuân thủ pháp quyền quản trị tốt tôn trọng các quyền tự do dân chủ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền bảo vệ công bằng xã hội. Đây là những nghĩa vụ mà các quốc gia thành viên phải tuân thủ song bản Hiến chương đã không quy định cụ thể các quốc gia phải tuân thủ nghĩa vụ đó như thế nào và nếu một quốc gia vi phạm nghĩa vụ đó thì người dân ASEAN có thể yêu cầu quyền lợi của mình bằng những phương cách gì. Vì thiếu các chế tài và chế ước quyền lực một cách cần thiết bản Hiến chương vẫn mới chỉ là những tuyên bố chưa hẳn đã có dáng dấp của những khế ước xã hội giữa chính quyền với người dân các nước ASEAN. Nói cách khác bản Hiến chương chưa có hiệu lực như Hiến pháp hoặc pháp luật mà người ta có thể cảm nhận thấy ở các cộng đồng quốc tế khác ví dụ trong khu vực Cộng đồng Châu Âu. Trong bối cảnh ấy dù đã phê chuẩn Hiến chương song Việt Nam vẫn tiếp tục xây dựng nền pháp quyền quản trị tốt khuyến khích tự do dân chủ nhân quyền và công bằng xã hội theo cách hiểu và tiến độ của riêng mình. Bản Hiến chương ASEAN .