Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
TƯỢNG CHUỘT TRÊN VÌ KÈO
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Có thật không? Vâng, quả đúng như vậy! ở các thế kỷ 17, 18, người Việt có tạc tượng chuột mà chính xác hơn là chạm lộng và chạm nổi hình chuột trên vì kèo của nhiều ngôi đình - đền (chỉ trừ có chùa). Và những chú chuột ấy bao giờ cũng thể hiện sự vui vẻ, tinh nghịch. Hình tượng chuột không nổi bật nhưng cũng không phải là hiếm trên các bức chạm gỗ cổ ở các đình - đền. Chúng tôi xin đơn cử vài ví dụ ở Đình Bảng (Bắc Ninh) và đền. | TƯỢNG CHUỘT TRÊN VÌ KÈO 1. Có thật không Vâng quả đúng như vậy ở các thế kỷ 17 18 người Việt có tạc tượng chuột mà chính xác hơn là chạm lộng và chạm nổi hình chuột trên vì kèo của nhiều ngôi đình - đền chỉ trừ có chùa . Và những chú chuột ấy bao giờ cũng thể hiện sự vui vẻ tinh nghịch. Hình tượng chuột không nổi bật nhưng cũng không phải là hiếm trên các bức chạm gỗ cổ ở các đình - đền. Chúng tôi xin đơn cử vài ví dụ ở Đình Bảng Bắc Ninh và đền thờ vua Lê Đại Hành Hoa Lư Ninh Bình . 2. Rồng chuột và tín ngưỡng phồn thực Cả hai đều hiện diện trong 12 con giáp. Rồng quá nổi tiếng vì quyền uy thần thánh hóa. Chuột thì kém thế hơn rất nhiều nhưng thật kỳ lạ lại đứng đầu 12 con giáp. Rồng oai phong tối đa có 9 con truyền thuyết Cửu long tử . Chuột gian xảo và mắn đẻ vô giới hạn. Rồng được tạc trên vì kèo của tất cả các đình làng Việt Nam mà bao giờ cũng nổi bật vì các cụ ta xưa coi rồng là chúa tể muôn loài tượng trưng cho vua có thể hô phong hoán vũ đem nước tưới cho đồng ruộng của cư dân nông nghiệp. Thế mà bên cạnh hình tượng rồng nghiêm trang trên các đầu dư kẻ bẩy cốn lá gió còn có những chú rồng nghịch ngợm đùa vui khôn tả cùng muôn loài như lân rùa phượng nghê cầy cáo sóc và nhất là chuột. Thì ra theo truyền thuyết cổ tồn tại bởi những lời thì thầm đồn thổi xưa xửa xừa xưa rằng rồng là chúa tể có oai phong nhưng cũng biết uốn éo điệu đà buông lời tán tỉnh và dan díu với muôn loài. Điều này rất hợp với tín ngưỡng phồn thực của các làng Việt cổ và lại có nét tương đồng với tính lẳng lơ của chúa tể các thần trong thần thoại ấn Độ và Hy Lạp . Do đó mà ta thấy khá nhiều rồng đang vui vẻ cùng các em chuột sóc lân nghê tạc trên vì kèo đình làng. Đôi khi đó đây còn có chuột sóc nhí nhảnh chui ra luồn vào thậm chí giật kéo cả râu mà rồng vẫn cười tươi hóa ra đó là con ngoại hôn của rồng. Đến đây chắc có bạn đọc sẽ đặt câu hỏi Phải chăng chúng tôi đang tán hươu tán vượn Xin thưa rằng Không Chúng tôi từng được nghe các giáo sư danh tiếng trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật