Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
PHẦN KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP - CHƯƠNG 1

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP I. MỞ ĐẦU 1. Thực chất của bêtông cốt thép 1.1. Một số khái niệm - Bêtông cốt thép là một loại vật liệu xây dựng phức hợp do bêtông và cốt thép cùng nhau làm việc để chịu lực. - Riêng bêtông đã là vật liệu xây dựng phức hợp bao gồm cốt liệu (cát, đá, sỏi.) và chất kết dính (ximăng) kết lại với nhau thành một loại đá nhân tạo. . | PHẦN KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP CHƯƠNG I những vấn đề Cơ bản VỀ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP I. MỞ ĐẦU 1. Thực chất của bêtông cốt thép 1.1. Một số khái niệm - Bêtông cốt thép là một loại vật liệu xây dựng phức hợp do bêtông và cốt thép cùng nhau làm việc để chịu lực. - Riêng bêtông đã là vật liệu xây dựng phức hợp bao gồm cốt liệu cát đá sỏi. và chất kết dính ximăng kết lại với nhau thành một loại đá nhân tạo. Về mặt chịu lực bêtông chịu nén tốt hơn chịu kéo từ 8 - 15 lần. - Cốt thép chịu nén và chịu kéo đều tốt và tốt hơn bêtông nhiều lần. - Nếu cấu kiện chỉ dùng bêtông thì khi cấu kiện chịu uốn sự chịu lực sẽ không hợp lý vùng chịu kéo bị phá hoại khi tải trọng còn rất nhỏ trong khi vùng chịu nén vẫn còn khả năng chịu lực nhiều hơn nữa. - Việc đặt cốt thép trong cấu kiện bêtông tạo thành cấu kiện BTCT có khả năng chịu lực lớn hơn nhiều cấu kiện bêtông. Mặt khác sự chịu lực cũng hợp lý bởi vùng chịu kéo đã có cốt thép chịu phần ứng suất kéo. 1.2. Vị trí cốt thép trong bêtông cốt thép. Việc đặt cốt thép trong bêtông nhằm tăng khả năng chịu lực của kết cấu Cốt thép có nhiệm vụ cùng chịu lực với bêtông và chiụ phần lực mà bêtông không chịu hết. - Bêtông chịu kéo kém nên cốt thép thường được đặt ở vùng chịu kéo của kết cấu BTCT. - Cốt thép chịu kéo và chịu nén đều tốt và tốt hơn bêtông nhiều lần cho nên để tăng cường khả năng chịu lực chung của kết cấu người ta cũng đặt cốt thép cho kết cấu chịu nén và trong vùng chịu nén của kết cấu chịu uốn. - Điều kiện để tính toán và đặt cốt thép trong bêtông ứng với nội lực lớn nhất có thể xảy ra thì bêtông và cốt thép đều phát huy hết khả năng chịu lực. 1.3. Nguyên nhân để bêtông và cốt thép cùng làm việc. - Khi bêtông ninh kết xong sẽ bám chặt vào cốt thép. Khi có lực tác dụng bêtông và cốt thép cùng biến dạng và không bị trượt tương đối với nhau do đó truyền được lực sang nhau cùng làm việc . Lực dính giữa bêtông và cốt thép còn làm hạn chế sự nứt của bêtông trong kết cấu BTCT. Do đó người ta luôn tìm mọi cách để tăng cường lực .