Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong số những cây bút trẻ mới xuất hiện gần đây, Nguyễn Ngọc Tư sớm gây được ấn tượng bởi giọng văn đậm chất Nam Bộ với lối viết hồn nhiên chân chất. | Cánh đồng bất tận nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật Trong số những cây bút trẻ mới xuất hiện gần đây Nguyễn Ngọc Tư sớm gây được ấn tượng bởi giọng văn đậm chất Nam Bộ với lối viết hồn nhiên chân chất. Từ tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt đến các tập Biển người mênh mông Giao thừa và Nước chảy mây trôi điểm dễ thấy là Ngọc Tư thường viết về những câu chuyện nhỏ nhẹ man mác buồn. Những chuyện ấy đều kể thật giản dị chân thành cuộc đời thân phận nhỏ hơn nữa là niềm vui nỗi buồn ước mong. của những con người nhỏ bé thân thuộc đang vất vả mưu sinh giữa cuộc đời thường. Nhưng đến truyện ngắn Cánh đồng bất tận trong tập truyện cùng tên người đọc thực sự ngỡ ngàng trước sự bứt phá của tác giả. Tác phẩm kết thúc một bước quá độ dài để khẳng định sự trưởng thành của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư đồng thời cũng là một tín hiệu đáng mừng cho đời sống văn học đương đại. Có lẽ sẽ là quá sớm để xếp cho truyện ngắn này một chỗ ngồi trang trọng trong bối cảnh đời sống văn học đang có nhiều chuyển biến mau lẹ và hứa hẹn nhưng hiện giờ việc tìm hiểu những phẩm chất thẩm mỹ của nó thực sự là cần thiết như một bài học văn chương 1 . Cánh đồng bất tận là một câu chuyện mở một tác phẩm được dệt bởi sự đan cài giữa xúc cảm và suy tưởng của nhân vật chính trên phông nền là cuộc sống của những kiếp người nhọc nhằn tủi cực. Dựa vào sự vận động của tâm lý nhân vật hành trình khám phá tác phẩm là sự bóc tách từ bình diện ngôn ngữ trần thuật đến bình diện những tri nhận ẩn ức đã lắng đọng thành các biểu tượng ám ảnh đời sống nội tâm nhân vật. Song có một điều cần lưu ý là trong quá trình xây dựng biểu tượng cũng là dấu hiệu của sự tìm tòi và thể nghiệm cái mới tác giả tiến hành khái quát hóa dựa trên sự đan bện của cả quan hệ tương đồng và quan hệ đối lập trong khát vọng thể hiện một thế giới đa chiều đa diện. Nghĩa là tác giả đã làm mờ nhòe lằn ranh giữa cái Thiện và cái Ác cái Tốt và cái Xấu cái đáng trân trọng và cái đáng lên án. Trong thế giới ấy có sự tồn tại đan xen đồng thời .