Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Diệt nhện lông nhung để trị được bệnh chổi rồng trên cây nhãn

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Ảnh minh hoạ Với sự hỗ trợ của Viện cây ăn quả miền Nam, từ giữa năm 2009, Chi cục bảo vệ thực vật Vĩnh Long đã triển khai việc nghiên cứu bệnh chổi rồng trên cây nhãn với kết quả bước đầu cho thấy nhện lông nhung có thể là trung gian truyền của một loại bệnh virus chưa được xác định. Các giống nhãn thường mắc bệnh này bao gồm nhãn tiêu da bò và nhãn Idor. Chưa thấy bệnh xuất hiện trên các giống nhãn long và xuồng cơm vàng. Để kiểm soát bệnh chổi rồng, tạm. | Diệt nhện lông nhung để trị được bệnh chổi rồng trên cây nhãn Ảnh minh hoạ Với sự hỗ trợ của Viện cây ăn quả miền Nam từ giữa năm 2009 Chi cục bảo vệ thực vật Vĩnh Long đã triển khai việc nghiên cứu bệnh chổi rồng trên cây nhãn với kết quả bước đầu cho thấy nhện lông nhung có thể là trung gian truyền của một loại bệnh virus chưa được xác định. Các giống nhãn thường mắc bệnh này bao gồm nhãn tiêu da bò và nhãn Idor. Chưa thấy bệnh xuất hiện trên các giống nhãn long và xuồng cơm vàng. Để kiểm soát bệnh chổi rồng tạm thời có thể áp dụng các biện pháp tổng hợp. Trước hết nên sử dụng giống nhãn xuồng cơm vàng hoặc ghép lên nhãn tiêu da bò. Vật liệu nhân giống phải sạch bệnh. Nên thực hiện tưới phun nước ướt đẫm lên tán cây nhằm làm hạn chế mật số nhện lông nhung và các côn trùng chích hút. Bón phân cân đối tránh bón nhiều đạm xử lý ra hoa đồng loạt để phun thuốc bảo vệ hiệu quả. Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa loại bỏ cành yếu để cây được thông thoáng và ra chồi mới. Đối với những cành lá có triệu chứng bệnh phải cắt bỏ hết cành nhánh phát hoa chồi ngọn cắt tỉa dưới vị trí có triệu chứng nhiễm bệnh trên 50 cm hoặc tỉa toàn bộ nhánh nhỏ . Sau đó tiếp tục khống chế quần thể nhện lông nhung bằng biện pháp hóa học. Nên phối hợp một số loại thuốc như giữa cypermethrin và dầu khoáng DC Tron Plus hoặc giữa thuốc gốc diafenthiuron Pegasus 500SC và dầu khoáng. Cũng có thể sử dụng thuốc trừ nhện gốc lưu huỳnh Kumulus . Nên dùng luân phiên các loại thuốc có gốc khác nhau để tránh tình trạng kháng thuốc. Trong vùng bệnh có mật độ cao hay vùng có tiền sử nhiễm bệnh nên tiến hành phun thuốc trừ nhện và côn trùng khác vào giai đoạn ra lá ra đọt non hoặc lúc chuẩn bị tượng hoa. Phun thuốc định kỳ từ khi nhú đọt non đến khi lá lụa chuyển từ màu nâu đỏ sang màu xanh đọt .