Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ghép nối và điều khiển thiết bị ngoại vi - Chương 3

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tài liệu tham khảo giáo trình môn học Ghép nối và điều khiển thiết bị ngoại vi nhằm cung cấp kiến thức cơ bản trong việc tìm hiểu thiết kế mạch ghép nối ngoại vi với máy vi tính - Chương 3 Ghép nối trao đổi dữ liệu nối tiếp | Tài liệu môn học Ghép nối và điều khiển thiết bị ngoại vi CHƯƠNG 3 GHÉP NỐI TRAO ĐỔI DỮ LIỆU NỐI TIẾP 3.1 Giới thiệu chung về trao đổi dữ liệu nối tiếp 3.1.1 Yêu cầu trao đổi dữ liệu nối tiếp Trao đổi dữ liệu nối tiếp là trao đổi lần lượt từng bit trên một đường dây duy nhất. Do đó ít tốn kém về đường dây nhưng tốc độ truyền thấp. Sự trao đổi này do các yêu cầu - Thiết bị phát hay nhận dữ liệu từng bit. Ví dụ VXL 8085 phát từng bit ở lối ra nối tiếp SOD chân số 4 và nhận dữ liệu ở lối vào nối tiếp SID chân số 5 và TBNV nối tiếp như máy cassette đĩa từ máy in nối tiếp . - Khoảng cách giữa hai thiết bị trao đổi dữ liệu là lớn có thể đến hàng ngàn km hoặc hơn do vậy việc dùng 8 đường dây truyền dữ liệu song song là rất tốn kém. Ngoài ra người ta có thể dùng luôn đường dây điện thoại để trao đổi dữ liệu thông qua bộ điều chế - giải điều chế MODEM Điều khiển nối tiếp có 2 loại truyền dữ liệu -truyền dữ liệu đồng bộ tốc độ nhanh . - truyền dữ liệu không đồng bộ tốc độ chậm . 1. Trong trao đổi dữ liệu đồng bộ Dữ liệu được truyền 1 lần gồm 1 khối nhiều byte được chặn đầu và cuối bởi ký tự SYNC mã ASCII là 16h . Mỗi khối có thể hàng trăm byte hay hàng trăm Kbyte. sync dữ liệu sync Để truyền đi cần có sự đồng bộ về tốc độ giữa máy phát và máy thu có 2 cách để đồng bộ - Một máy phát xung đặt ở nơi phát và truyền tới máy thu bởi một đường dây khác. Do đó tốn thêm một đường dây Hệ này sử dụng 1 máy phát xung đồng bộ để cung cấp xung đồng bộ cho cả hai bên phát và thu. - Máy thu chỉ ở trạng thái chờ khi có ký tự đồng bộ SYNC thì máy phát xung nhịp trong máy thu bật lên và chuyển sang chế độ thu xung đồng bộ được kích hoạt bởi kí tự Sync. Giảng viên Nguyễn Văn Minh Trí 41 Tài liệu môn học Ghép nối và điều khiển thiết bị ngoại vi 2. Trong trao đổi thông tin không đồng bộ Các byte được đặt trong một khung và truyền độc lập với nhau gọi là một lời tin. Dạng thông tin truyền như sau start parity 5 6 7 8 stop Dữ liệu truyền có thể 5 6 7 8 bit thông thường là 7 bit nếu truyền số liệu .