Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa PHẦN II -
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê PHẦN II - (3) VII. VĂN XUÔI Văn thơ Trung Quốc nhiều vô số kể - Lịch sử tiểu thuyết – Sử kí – Tư Mã Thiên – Các nhà viết tuỳ bút và tiểu luận – Hàn Dũ và Phật cốt Đường thi chỉ là một phần của thơ Trung Hoa mà toàn thể thơ Trung Hoa chỉ là một phần nhỏ của văn học Trung Hoa. Chúng ta khó mà định được thời đại, đánh giá được sự quan trọng của văn học đó, khó mà. | Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả Nguyễn Hiến Lê PHẦN II - 3 VII. VĂN XUÔI Văn thơ Trung Quốc nhiều vô số kể - Lịch sử tiểu thuyết - Sử kí - Tư Mã Thiên - Các nhà viết tuỳ bút và tiểu luận - Hàn Dũ và Phật cốt Đường thi chỉ là một phần của thơ Trung Hoa mà toàn thể thơ Trung Hoa chỉ là một phần nhỏ của văn học Trung Hoa. Chúng ta khó mà định được thời đại đánh giá được sự quan trọng của văn học đó khó mà có một ý niệm về sự phổ biến của nó trong dân chúng. Thời xưa người Trung Hoa không biết tới tác quyền ai in lại cũng được mà in lại dễ dàng rẻ tiền thành thử trước khi quan niệm của phương Tây xâm nhập Trung Quốc giá sách rất rẻ chỉ mười lăm quan Pháp là mua được một bộ hai chục cuốn Bách Khoa toàn thư mới và trọn bộ tứ thư ngũ kinh chỉ bán ba chục quan. Nhận định cho đúng giá trị văn thơ Trung Quốc là một điều rất khó vì người Trung Hoa coi trọng hình thức hơn nội dung mà chính cái hình thức đó lại không thể nào dịch ra được. Người Trung Hoa cho rằng văn học của họ nhất thế giới chỉ kém có văn học Hi Lạp mà họ nhường Hi Lạp như vậy chỉ là để tỏ rằng họ nhã nhặn thôi. Chúng ta hiểu được lòng tự phụ đó của họ. Các nhà văn phương Tây chúng ta cho viết tiểu thuyết là cách chắc chắn nhất để nổi danh còn người Trung Hoa thì lại cho tiểu thuyết không phải là văn chương. Trước khi người Mông Cổ đưa tiểu thuyết vào Trung Hoa thì người Trung Hoa cơ hồ như không có tiểu thuyết mà ngay bây giờ nữa trước thế chiến thứ nhì các nhà Nho 1 vẫn coi những tiểu thuyết hay nhất của Trung Hoa là thứ để cho đại chúng tiêu khiến không đáng ghi vô văn học sử. Đa số những người ít học không để ý tới sự phân biệt ấy không do dự gì cả đọc thơ Bạch Cư Dị Lí Bạch rồi đọc qua các tiểu thuyết khuyết danh tràng giang viết bằng bạch thoại cũng như các vở tuồng chép những biến cố bi thảm trong lịch sử của họ. Vì đa số tiểu thuyết nổi danh Trung Hoa là lịch sử tiểu thuyết rất ít cuốn thuộc loại tả chân hoặc phân tích tâm lí phân tích xã hội như bộ Anh em nhà Karamazov Núi thần 2 Chiến