Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ: Đồng hoá từ mượn

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đồng hoá từ mượn Một từ mượn, nếu không bị thay thế, thì còn trải qua một quá trình chịu những tác động của người bản ngữ mới có vị trí vững vàng. Quá trình ấy là sự đồng hoá từ mượn. Nói chung, nó biểu thị mặt tích cực, sáng tạo, của người bản ngữ đối với từ mượn để nhằm tạo nên tính chất thuần nhất trong bản ngữ. Cho nên, trong sự chuẩn mực hoá ngôn ngữ, đồng hoá từ mượn là một yêu cầu rất được chú ý. Nếu ta nói đến sự Việt hoá từ. | Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ Đồng hoá từ mượn Đồng hoá từ mượn Một từ mượn nếu không bị thay thế thì còn trải qua một quá trình chịu những tác động của người bản ngữ mới có vị trí vững vàng. Quá trình ấy là sự đồng hoá từ mượn. Nói chung nó biểu thị mặt tích cực sáng tạo của người bản ngữ đối với từ mượn để nhằm tạo nên tính chất thuần nhất trong bản ngữ. Cho nên trong sự chuẩn mực hoá ngôn ngữ đồng hoá từ mượn là một yêu cầu rất được chú ý. Nếu ta nói đến sự Việt hoá từ mượn trong tiếng Việt thì chẳng hạn người Pháp cũng nói đến sự Pháp hoá những từ mượn trong tiếng Pháp. Nhưng như thế nào là đồng hoá thì hình như không phải không có lúng túng trong quan niệm và do đó trong các quy định chuẩn mực hoá thí dụ ở tiếng Pháp có từ mượn pull-over quen thuộc gốc tiếng Anh về chính tả thì trong tiếng Pháp bắt viết hoàn toàn như tiếng Anh về ngữ âm lại bảo phát âm theo tiếng Pháp âm tiết cuối phát âm ve không phát âm phát âm vơ . Một sự Pháp hoá như vậy là chưa rõ lẽ Nếu dẫn những thí dụ về sự Anh hoá từ mượn gốc Pháp cũng có thể nhận thấy tình hình như thế. Chẳng hạn trong tiếng Anh có từ debt là nợ vốn gốc Pháp là dette mà về phát âm chẳng khác gì nhau mấy nhưng về chính tả bên tiếng Anh buộc phải có chữ b chẳng qua là muốn Anh hoá nhưng lại Anh hoá bằng các truy tới gốc Latinh là debitum Tình hình đó ở các ngôn ngữ không cho phép ta trong sự Việt hoá từ mượn viện dẫn một cái mẫu nào để theo. Vả lại đồng hoá có ý nghĩa dân tộc hoá cho nên thường bao hàm trong các quy định chuẩn mực hoá theo hướng đồng hoá một quan điểm dân tộc nào đó ở một nước nào đó vào một thời điểm nào đó mà ta không thể nghĩ là chân lí rồi Cho nên yêu cầu nghiêm chỉnh là xem xét lại các tiêu chuẩn mà theo đó từ mượn có thể được coi là đồng hoá. Thường có sự chú ý nhiều đến tiêu chuẩn ngữ âm. Quả nhiên trong các ngôn ngữ đều có thể nhận thấy hiện tượng một từ mượn khi đã được chấp nhận thì cái chất liệu ngữ âm ngoại của nó chuyển dần theo chất liệu ngữ âm bản ngữ. Trong tiếng Việt nhưng từ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN