Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
TÀI LIỆU: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
tài liệu tham khảo môn địa dành cho giáo viên, học sinh trung học phổ thông đang trong kì ôn thi tốt nghiệp và cũng cố kiến thức cho kì thi cao đẳng, đại học. | VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI 1. Khu vực đồng bằng Đồng bằng châu thổ sông được hình thành ở vùng cửa sông và do các sông lớn bồi đắp. Các ĐB này thường rộng và bằng phẳng. ĐB ven biển chủ yếu do phù sa biển bồi tụ thường nhỏ hẹp. ĐB châu thổ sông gồm ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long. - Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ trên một vịnh biển nông thềm lục địa mở rộng. ĐB sông Hồng có diện tích là 14.965 5 km2 chiếm 4 5 diện tích cả nước. ĐB sông Hồng là ĐB châu thổ được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. ĐB sông Hồng có địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam từ độ cao 10 - 15m giảm dần đến độ cao mặt biển. Do hệ thống đê mà ĐBSH bị chặn đứng trong quá trình bồi đắp tự nhiên của nó khiến cho bên cạnh các sống đất cao lại có nhiều nơi thấp bị úng ngập trong mùa mưa đồng thời cũng có nhiều ao hồ vốn là các lòng sông cũ. Hệ thống đê dài hàng ngàn km đã ngăn ĐBSH thành nhiều ô khép kín. ĐBSH được bồi tụ không đều chỉ có khu vực ngoài đê được bồi tụ hàng năm còn trong đê không được bồi tụ hàng năm nữa ĐBSCL là ĐB châu thổ nằm ở phía nam của đất nước. Do sự bồi đắp của hệ thống sông Mê Kông sông Tiền và sông Hậu . ĐBSCL có diện tích 40.604 7 km2 chiếm 12.3 diện tích cả nước. ĐBSCL có địa hình tương đối bằng phẳng độ cao trung bình khoảng 0 8m một số nơi dọc theo biên giới phía Bắc với Campuchia có độ cao khoảng 1.5m. ĐBSCL không có đê nhưng có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Vào mùa lũ ĐB bị ngập trên diện rộng. Việc bồi tụ hàng năm cơ bản còn tiếp diễn. ĐB ven biển. - Tổng diện tích khoảng 15000 km2. - Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều ĐB nhỏ. - ĐB được phân chia làm 3 dải Giáp biển là cồn cát đầm phá. Giữa là vùng thấp trũng. Trong cùng là ĐB đất cát pha là chính. Một số đồng bằng tương đối rộng được mở rộng về phía cửa sông lớn như - ĐB Thanh Hóa rộng 2900km2 phần chính do phù sa sông cuả sông Mã và sông Chu bồi đắp. - ĐB Nghệ - Tĩnh có diện tích hơn 13000km2 chạy thành một dải nhưng thực tế do nhiều mảnh ĐB .