Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU LÂM VÀO KHỦNG HOẢNG RỒI TAN RÃ_3
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo bài viết 'các nước xã hội chủ nghĩa đông âu lâm vào khủng hoảng rồi tan rã_3', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU LÂM VÀO KHỦNG HOẢNG RỒI TAN RÃ 2.5. Tiệp Khắc Ở Tiệp Khắc ngày 17 11 1989 từ một cuộc biểu tình của sinh viên để tưởng niệm những nạn nhân bị bọn phát xít Đức giết hại 50 năm trước đó đã biến thành cuộc đấu tranh chống chính phủ hiện hành lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Những vụ đụng độ đã diễn ra giữa lực lượng cảnh sát và đoàn người biểu tình. Các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra với yêu sách đòi lật đổ chế độ đã dẫn tới việc thành lập Diễn đàn nhân dân nhóm 77 và nhà văn Haven đóng vai trò chủ chốt . Sau 10 ngày biểu tình bãi công đến 12 giờ trưa ngày 27 11 1989 cuộc tổng đình công chính trị đã diễn ra với sự tham gia của hàng triệu người đánh dấu sự thay đổi của tình hình sau 10 ngày rung chuyển nước cộng hòa . Ngày 8 12 1989 Tổng thống Huxắc đã cử Mian Calla lập chính phủ mới. Tiếp đó Quốc hội Tiệp Khắc tuyên bố xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp xác định vai trò của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đối với đất nước và điều 6 của Hiến pháp về vai trò chỉ đạo của Đảng Cộng sản trong Mặt trận. Tháng 12 1989 Huxắc từ chức Tổng thống. Cuộc tổng tuyển cử tự do cuối năm 1989 đã bầu Haven làm Tổng thống và Đúpxếch lãnh tụ trong cuộc nổi dậy mùa xuân 1968 làm Chủ tịch Quốc hội. Tháng 1 1990 Tiệp Khắc đổi tên nước thành Cộng hòa Tiệp Khắc và đến tháng 4 1990 là Cộng hòa Liên bang Séc và Xlôvakia Từ năm 1992 Séc và Xlôvakia đã tách ra thành những nước độc lập . 2.6. Bungari Ở Bungari cuộc khủng hoảng nổ ra tương đối chậm nhưng diễn ra với cường độ mạnh. Ngày 10 11 1989 do hậu quả của cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài đã đưa tới sự từ chức của Tổng Bí thư Tôđo Gípcốp nắm chính quyền từ năm 1954 P. Muđumrốp thay thế đã xóa bỏ điều 1 của Hiến pháp quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Ngày 3 4 1990 Đảng Cộng sản đổi tên thành Đảng Xã hội chủ nghĩa Bungari. Trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5 1990 phe đối lập giành được đa số phiếu bầu và D. Giêlép được bầu làm Tổng thống. 2.7. Anbani Cuộc khủng khoảng ở Anbani nổ ra cũng tương