Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cách mạng Tháng Tám trong mắt sử gia nước ngoài_1
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo bài viết 'cách mạng tháng tám trong mắt sử gia nước ngoài_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Cách mạng Tháng Tám trong mắt sử gia nước ngoài TuanVietNam - Đã có nhiều sử gia phương Tây viết về CMTT ở Việt Nam với hàng chục tác phẩm được công bố trong suốt hơn 50 năm qua. Dù khách quan hay còn định kiến các tài liệu đó cũng bổ sung cho chúng ta nhiều thông tin tương đối xác tín về cuộc sống tư duy và hành động của những nhân vật nổi tiếng đương thời. Có thể liệt kê một số lượng không nhỏ các công trình nghiên cứu chuyên sâu của phương Tây về lịch sử Việt Nam trong đó nhắc tới Cách mạng Tháng Tám như một sự kiện đặc biệt quan trọng. Chẳng hạn các cuốn Histoire du Việt Nam de 1940-1952 Phillip Devillers 1952 Vietnam Sociologie d une guerre Paul Mus 1952 Vietnam The Origins of Revolution John McAlister 1969 Vietnam A History Stanley Karnow 1981 The Vietnamese Revolution of 1945 - Roosevelt Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War S. Tonnesson 1991 Vietnam 1945 the Quest for Power David Marr 1995 . Tác phẩm gần đây nhất mà độc giả Việt Nam được biết liên quan tới Cách mạng Tháng Tám có lẽ là cuốn Ho Chi Minh A Life của William J. Duiker công bố vào tháng 10 2000. Mỗi sử gia một góc nhìn Nguồn ảnh wikipedia.org Một điểm thú vị là không phải tất cả các tác giả đều là sử gia chuyên nghiệp. Dường như chính điều đó khiến mỗi người có cách tiếp cận khác nhau về mỗi sự kiện biến cố lịch sử. Có những cuôn sách ví dụ Histoire du Việt Nam và Vietnam A History là do các nhà báo từng có mặt trong chiến tranh Việt Nam viết nên. Hoặc cuôn Vietnam Sociologie d une guerre của Paul Mus một học giả về châu Á cô vấn của Cao ủy Pháp tại Sài Gòn Emile Bollaert. Ông Mus từng gặp Hồ Chủ tịch ở chiến khu để tìm kiếm cơ hội điều đình với Chính phủ Việt Nam. Đó là vào tháng 5 1947 Paul Mus đi từ Hà Nội lên chiến khu gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh mang theo một sô đề nghị từ phía Pháp rằng Pháp đồng ý ngừng bắn với một sô điều kiện như Việt Minh hạ một phần vũ khí cho phép quân đội Pháp đi lại tự do trong vùng Việt Minh. Hồ Chủ tịch hỏi Paul Mus Ở địa vị tôi ông có chấp nhận như thế không .