Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần của xã hội
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Khi nhận định về sự phát triển của văn hoá văn nghệ dưới chế độ tư bản C. Mác đã viết: “Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thù địch với nghệ thuật và thơ ca”. | Nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần của xã hội Khi nhận định về sự phát triển của văn hoá văn nghệ dưới chế độ tư bản C. Mác đã viết Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thù địch với nghệ thuật và thơ ca . Đây là một luận điểm có tính bao quát về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với một số hoạt động tinh thần thiên về cái lý tưởng cái đẹp trong đó có văn học nghệ thuật. Có nhà nghiên cứu cho rằng C. Mác muốn nói đến sự đối địch giữa chủ nghĩa tư bản vốn mang nhiều tính thực dụng với thơ ca một thể loại giàu tính chất trữ tình thơ mộng. Thực ra vấn đề lý luận đặt ra rộng hơn sâu sắc hơn chung cho các loại hình văn nghệ. C. Mác đã khảo sát phát hiện và nêu nhiều luận điểm xuất sắc phong phú về nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Đó là thời kỳ lịch sử mới với phương thức sản xuất lớn lao đem lại khối lượng khổng lồ hàng hoá cho xã hội nhiều quy chế dân chủ được phát huy trong các tổ chức chính trị khoa học kỹ thuật phát triển nhiều triết lý tiến bộ nẩy sinh trong lòng xã hội tư bản. Chủ nghĩa tư bản bộc lộ sức mạnh và phát triển nhất là trong thời kỳ đầu đấu tranh thắng lợi với chế độ phong kiến. Tuy nhiên qua nhiều thế kỷ phát triển chủ nghĩa tư bản tự bộc lộ những mặt yếu tự bên trong cạnh tranh và chạy đua theo lợi nhuận bằng bất kỳ thủ đoạn nào và từng giai đoạn lại lâm vào khủng hoảng và tồi tệ nhất là cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay của Mỹ và một số nước tư bản. Sự phân hoá giàu nghèo và đa số rơi vào cùng khổ xã hội chất chứa nhiều cái phi lý tội ác tràn lan trong đời sống. Tất cả mặt mạnh và yếu trên đều tác động đến hoạt động tinh thần và đời sống văn hoá văn nghệ. Kiến trúc thượng tầng của xã hội tư bản như một tấm gương treo ngược phản ánh những mặt trái những bất công phi lý của xã hội. Mặt khác hệ tư tưởng và hiện thực nhiều màu vẻ phức tạp đã góp phần công phá gạt bỏ những ảo tưởng tồn tại nhiều thế kỷ của chế độ phong kiến. Tôn giáo thần linh cũng phải từ biệt đỉnh núi Ô-lanh-pơ trở về với trần thế. Sự thống trị