Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Văn hóa Việt Nam: toàn cầu hóa và thị trường _1
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Xã hội Việt Nam sau khi bước vào con đường kinh tế thị trường đã đụng độ với những hiện tượng kinh tế như marketing, thị trường, sự tiêu thụ, tư hữu, v.v | Văn hóa Việt Nam toàn cầu hóa và thị trường Xã hội Việt Nam sau khi bước vào con đường kinh tế thị trường đã đụng độ với những hiện tượng kinh tế như marketing thị trường sự tiêu thụ tư hữu v.v. Trong văn hoá các quan hệ thị trường đã làm hình thành một kiểu người đặc biệt lấy đạo lý của người tiêu dùng đại chúng để vũ trang cho mình. Thứ đạo lý này gắn liền với việc xác lập ý nghĩa mới về cuộc sống của một bộ phận dân cư là sự khao khát phất lên về mặt vật chất. Bằng chứng về những xu thế mới mang tính chất qui chế là việc công bố vào đầu năm 2007 bản danh sách của một trăm người giàu nhất nước kể cả các nhà triệu phú. Trên thực tế đó là việc chính thức thừa nhận sự xuất hiện trong Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam một tầng lớp xã hội mới - những người giàu có và phong lưu. Như vậy là sự phát triển các quan hệ thị trường ở Việt Nam đã kích thích quá trình tiêu dùng mà đến lượt nó lại tạo ra ở một bộ phận dân chúng đạo lý của người tiêu dùng thể hiện trong lĩnh vực văn hoá đại chúng. Hiện tượng đó đặc biệt động chạm tới một bộ phận thanh niên của đất nước. Bởi vậy việc đời sống tinh thần và những hoài bão của thanh niên Việt Nam hiện đại làm dấy lên mối lo ngại thực sự của giới lãnh đạo Việt Nam là một điều chính đáng. 4. Giai đoạn hiện nay của văn học Việt Nam được ghi nhận bằng nhiều khuynh hướng từ sự thể nghiệm những hình thức văn học mang dấu ấn của chủ nghĩa tiên phong đến sự nở rộ của văn học đại chúng điều này được thể hiện trong sự phát triển của văn chương phổ cập. Tác động đến điều đó là ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học thế giới và quá trình thương mại hoá vốn động chạm đến các lãnh vực khác nhau của xã hội Việt Nam. Năm 2006 ở Việt Nam được tiến hành một số cuộc hội thảo và hội nghị văn học. Tại Hà Nội theo sáng kiến của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra cuộc hội nghị đại biểu với sự tham gia của 250 nhà phê bình và nghiên cứu văn học. Hội nghị đã phân tích những vấn đề cấp thiết của sự phát triển nền văn học