Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
NIỀM KIÊU HÃNH CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288_2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo bài viết 'niềm kiêu hãnh chiến thắng bạch đằng ngày 9 tháng 4 năm 1288_2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | NIỀM KIÊU HÃNH CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 Đã gần 2 tháng đóng ở Thăng Long mấy chục vạn quân Nguyên lâm vào tình trạng thiếu lương thực. Ngày 10 tháng 2 năm 1288 Ô Mã Nhi được lệnh đem thủy quân đón đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ -vì tưởng rằng bọn này đang trên đường vào Đại Việt. Thủy quân địch đến cửa Đại Bàng Văn Úc Hải Phòng bị quân ta chặn đánh bắt được hơn 300 thuyềnchiến Nguyễn Sĩ Chân trong bài Một số tư liệu mới phát hiện về hành cung Lưu Đồn và trận thủy chiến cửa Đại Bàng 08 01 1288 tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3-1997 lại cho cửa Đại Bàng là cửa Sông Hóa còn gọi là cửa Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình. Xin ghi lại để bạn đọc tham khảo. . Bị thiệt hại nặng Ô Mã Nhi vẫn phải cố gắng đi tìm kiếm đoàn thuyền lương. Đến Tháp Sơn Đồ Sơn Hải Phòng chúng lại bị quân ta đón đánh. Và đến An Bang thì chúng biết đoàn thuyền lương đã bị tiêu diệt Ô Mã Nhi theo đường sông Bạch Đằng trở lại Vạn Kiếp. Đến đây chiến lược đánh nhanh thắng nhanh bị phá sản và hy vọng chiếm đóng lâu dài của Thoát Hoan cũng tiêu tan theo đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ. Những thắng lợi của ta ở Đại Bàng và Tháp Sơn lại gây thêm cho chúng những tồn thất nặng nề. Thắng lợi của quân dân miền đông - bắc khiến cho Thoát Hoan mau chóng sa vào thế cô lập khốn quẫn và suy yếu. Mất sạch lương thực lại bị tiêu diệt một bộ phận thủy quân chúng hoang mang lo lắng. Giặc đi đến đâu đều gặp vườn không nhà trống và những trận chiến đấu bền bỉ mưu trí của quân dân ta. âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh không thể nào thực hiện được. Từ những trận Đại Bàng Tháp Sơn và các trận đánh tiêu hao liên tục của ta chúng dự đoán chủ lực của ta sắp ra quân và sẽ có những trận phản công mạnh mẽ giáng lên đầu chúng như những trận Tây Kết Hàm Tử Chương Dương của cuộc kháng chiến lần thứ hai cách ba năm trước. Thoát Hoan và các tướng lĩnh của hắn lo lắng thấy đóng quân ở Thăng Long rất nguy hiểm . Đầu tháng 3 Thoát Hoan phải bỏ Thăng Long chuyển quân về Vạn Kiếp là căn cứ quân sự chúng đã dày