Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tân thư và phong trào Duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam thời kì cận đại_2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Lịch sử phát triển của một số quốc gia châu Á thời kỳ cận đại (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) ghi nhận một hiện tượng khá phổ biến, đó là sự xâm nhập, ảnh hưởng của các tư tưởng tự do, dân chủ, dân quyền từ các nước châu Âu và phương Tây vào quá trình vận động | Tân thư và phong trào Duy tân ở Nhật Bản Trung Quốc và Việt Nam thời kì cận đại Lịch sử phát triển của một số quốc gia châu Á thời kỳ cận đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ghi nhận một hiện tượng khá phổ biến đó là sự xâm nhập ảnh hưởng của các tư tưởng tự do dân chủ dân quyền từ các nước châu Âu và phương Tây vào quá trình vận động biến chuyển của lịch sử xã hội cũng như lịch sử tư tưởng-chính trị và học thuật của các nước phương Đông trong đó có Nhật Bản Trung Quốc và Việt Nam. Dấu hiệu rõ nhất cho thấy quá trình chuyển mình lịch sử này là phong trào Duy tân diễn ra gần như cùng một thời điểm ở hàng loạt quốc gia Đông và Đông Nam châu Á trong đó Tân thư có một vai trò hết sức quan trọng. Nhật Bản là quốc gia đi đầu và đến đích sớm trong phong trào Duy tân. Từ 1868 vua Minh Trị đã tiến hành hàng loạt các cuộc cải cách dựa trên ý chí Nhật Bản cộng với mô hình xã hội và thiết chế chính trị phương Tây. Trong cuộc cách mạng này ngoài con đường trực tiếp đưa người đi học tập đào tạo ở nước ngoài hoặc mời chuyên gia nước ngoài vào giảng tại các trường đại học ở trong nước thì Tân thư là nhịp cầu tư tưởng quan trọng kết nối người Nhật với người phương Tây. Nhờ đó mà người Nhật sớm thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng chính trị và học thuật Trung Hoa khi ấy đã trở thành lạc hậu bảo thủ kìm hãm sự phát triển của lịch sử đồng thời đó cũng là phương tiện quan trọng nhất để người Nhật tiếp cận và tiếp thu một cách có bài bản hệ thống không chỉ các tri thức các thành tựu về khoa học kỹ thuật mà còn cả những tư tưởng mới về tự do dân chủ dân quyền về các thiết chế xã hội từ các nhà tư tưởng - triết học châu Âu như R. Descartes Voltairre J. Rousseau Motesquieu. Được sự ủng hộ của tầng lớp Samurai là tầng lớp tư sản đang lên Thiên hoàng - Minh Trị và các nhà Duy tân Nhật Bản nhanh chóng đưa nước Nhật trở thành một quốc gia hùng cường ở châu Á có tiềm lực trí tuệ và tiềm lực vật chất kỹ thuật để đuổi kịp và vượt các nước Âu-Mỹ chỉ trong vòng trên dưới 30 năm. Những tài liệu được coi là .