Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan Khôi _1

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đặt trong hoàn cảnh những cuộc bút chiến trong giai đoạn giao thời, nguyên tắc trên của Phan Khôi xem ra không phải là không cần thiết. Bởi vì thói quen bao giờ cũng có sức bảo thủ ghê gớm. | Phong cách nghị luận bút chiến của Phan Khôi Đặt trong hoàn cảnh những cuộc bút chiến trong giai đoạn giao thời nguyên tắc trên của Phan Khôi xem ra không phải là không cần thiết. Bởi vì thói quen bao giờ cũng có sức bảo thủ ghê gớm. Thói quen của tư duy cũng vậy. Nó thấm sâu vào tình cảm của con người qua bao thế kỷ thậm chí trở thành quốc hồn thành chất thơ. Ngoài ra trong tranh luận người ta thường dễ lẫn lộn tình cảm riêng đối với con người của kẻ tham gia tranh luận với lý lẽ anh ta phát biểu. Điều ấy dễ làm mất tỉnh táo mất tinh thần khách quan trong nhận thức chân lý. Trong bài Con người và lời nói 69 Phan Khôi cho rằng trong xã hội ta ai nấy ít trọng về lời nói mà chỉ chú trọng về con người . Điều ấy rất trở ngại cho những cuộc tranh luận học thuật. Ông nói đúng Chỉ nên lấy lời nói làm cái đối tượng objet cho sự biện luận chứ không nên lấy con người làm đối tượng . Tôi cho rằng đó là một bài học rất quý của Phan Khôi về văn hoá tranh luận vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Vậy trong nghị luận bút chiến phải kiên quyết dứt bỏ tình cảm và đề cao lý trí. Đề cao lý trí tất phải coi trọng luận lý học. Phan Khôi nhắc đi nhắc lại điều đó không biết mệt mỏi Trăm sự ở đời cũng phải cần đến luận lý học luận lý học cai trị cả mọi sự ở đời 79. Phải lấy luận lý học làm nền. Phàm một người đã nắm bút làm văn thì ít nữa phải biết qua luận lý học 18 . Muốn cho nước ta từ nay về sau có một nền học thuật vững vàng thì thế nào cũng phải lập cái nền ấy trên lý luận học 19. Muốn cho thông thì chúng ta viết văn cốt phải đúng theo văn pháp và luận lý học 20 . .v.v. và v.v. Nguyên tắc của luận lý học trước hết đòi hỏi phải xác định chính xác nội hàm các khái niệm ý nghĩa các thuật ngữ các ngôn từ. Cho nên luận lý học có chỗ rất tương hợp với thuyết chính danh của Khổng Tử Danh chẳng chánh thì nói ra chẳng thuận . Cho nên Phan Khôi khẳng định với thuyết chính danh Khổng Tử là Người mở đường cho luận lý học Á Đông Muốn học luận lý học thì trước hết phải theo cái thuyết chánh .